tống bình

Nguyễn Quý Đức - quan chức, nhà chính trị, ngoại giao toàn tài
Nguyễn Quý Đức (1646-1720), hiệu là Đường Hiên, người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây (nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp, Tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị thứ nhất (1676) đời vua Lê Hy Tông. Nguyễn Quý Đức làm quan đến Thượng thư Bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng, thăng hàm Thiếu phó, tước Liêm Quận công.
  • Kiều Phú - nhà biên soạn xuất sắc
    Kiều Phú là một danh sĩ nổi tiếng đất Thăng Long thời Lê Thánh Tông (1442-1497). Ông sinh năm Bính Dần (1446); chưa rõ năm mất nhưng có sách ghi ông mất năm 1503. Kiều Phú có hiệu Hiếu Lễ, quê quán thuộc Lạp Hạ - Ninh Sơn - Sơn Tây (nay thuộc xã Yên Sơn - huyện Quốc Oai - ngoại thành Hà Nội).
  • Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
    Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.
  • Đình Mông Phụ (Thị xã Sơn Tây)
    Thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây có một ngôi đình thờ Thành hoàng làng là Bố Cái Đại vương - Phùng Hưng. Nhân dân gọi theo tên thôn là đình Mông Phụ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO