Đời sống văn hóa

Tôn vinh giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa Việt

Thụy Phương 28/07/2023 22:15

Chiều ngày 28/7, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, Group Đình làng Việt tổ chức tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” nhằm tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa người Việt, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô.

Tại buổi tọa đàm PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái; TS. Trần Đoàn Lâm; TS. Trần Hậu Yên Thế và nhà sưu tập, kỷ lục gia bộ sưu tập sen Nguyễn Thị Thanh Tâm đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh các nội dung: Sen trong đời sống văn hóa Việt, sen trong mỹ thuật, sen trong thi ca, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt thông qua hình tượng hoa sen.

z4555908228074_5c65f3d8ff4335e33a8fe99f47c92319.jpg
Các vị khách mời chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: ĐT

Đề cập tới hình ảnh sen trong đời sống văn hóa Việt PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng sen không chỉ có ý nghĩa trong đời sống vật chất mà còn trong cả đời sống tinh thần. Và bà đã minh chứng cho nhận định này từ những quan sát, trải nghiệm, của bản thân mình trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật và trong cả cuộc sống đời thường. Đó là quãng thời gian bà từng được thực hành làm trà sen cùng gia đình ông Xiêm ở Đầm Trị, Hồ Tây và đã cảm nhận được rõ nét những giá trị mà sen mang lại.

TS. Trần Đoàn Lâm thì phác họa những mảng màu sinh động cho “bức tranh” sen trong lĩnh vực thi ca qua những ca dao quen thuộc, những vần thơ và cả những bài hát... “Sen đã mang đến nguồn cảm hứng lớn trong thi ca. Qua sen người thi sĩ có thể tỏ bày nhiều thông điệp từ tình cảm quê hương, tình yêu đôi lứa, sự thủy chung, rồi những phẩm chất, đạo đức của con người...”, TS Trần Đoàn Lâm chia sẻ. 

z4555958750660_edb86adc66dda30961a8435b0a9e1c41.jpg
Thống gốm hoa nâu khai quật được ở đền Trần Nam Định có họa tiết trang trí hình hoa sen.

Từ góc nhìn nghệ thuật, TS Trần Hậu Yên Thế cho hay hình tượng sen xuất hiện nhiều trong mỹ thuật cổ, đặc biệt các bảo vật quốc gia đều có hình tượng hoa sen. Có thể kể tới thống gốm hoa nâu khai quật được ở đền Trần Nam Định thân thống trang trí nhiều bông hoa sen, hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trong sự phát triển mỹ thuật thời Trần hay cành sen ở thành bậc Lam Kinh, tấm bia thời Trần ở chùa Sùng Thiên Tự... Đáng chú ý, TS. Trần Hậu Yên Thế cũng hé lộ sự liên hệ của mỹ thuật Đại Việt với mỹ thuật của vùng đất xa xôi trên núi cao ngàn năm tuyết phủ Thành Quan (Lhasa /Thổ Phồn) qua loài hoa tuyết liên hay còn gọi là sen tuyết – một loài hoa đặc trưng và đặc biệt quý hiếm, sinh trưởng ở trên vùng núi tuyết khắc nghiệt. 

Đến với tọa đàm, Chủ nhiệm Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ mối nhân duyên với sen và bộ sưu tập sen của mình bao gồm tranh, ảnh, đồ vật, trang phục và sen thư pháp. Bà cho hay trong hơn 20 năm qua, đã tổ chức nhiều triển lãm để quảng bá nét đẹp của hoa sen, trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập sen thư pháp thể hiện những bài thơ về Bác được giới thiệu với công chúng của Bảo tàng Hà Nội cách đây không lâu. 

Không chỉ tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa người Việt, tọa đàm còn góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô./.

Bài liên quan
  • “Cảnh mộng”: Cái đẹp bật lên từ mọi chất liệu
    “Cảnh mộng” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Hà Mạnh Thắng, một trong những gương mặt nổi bật của hội họa trừu tượng Việt Nam với dấu ấn riêng độc đáo trong ngôn ngữ và phong cách sáng tác. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA Hà Nội) đến hết ngày 31/7/2023.
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • Người đẹp 9X Hà Nội Vũ Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Quý bà Trái đất Việt Nam 2024
    Người đẹp Hà Nội Vũ Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Quý bà Trái đất Việt Nam 2024 (Mrs Earth Vietnam 2024).
  • Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị tại Hà Nội
    Chiều 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm Ocop vào các chuỗi siêu thị nhằm mục đích hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp với các chuỗi nông sản lớn, siêu thị, các kênh online… Từ đó góp sức đưa nông sản, sản phẩm OCOP tiêu thụ nhanh và mạnh hơn tại thị trường trong nước và quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Tôn vinh giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO