Tỏa sáng bản lĩnh, tinh thần người Hà Nội

kinhtedothi| 11/10/2021 10:28

Dịch Covid-19 tiếp tục là một phép thử của lòng người và cũng là một phép thử đối với bản lĩnh, phẩm chất của người Hà Nội. Trên tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đã chứng tỏ được niềm kiêu hãnh của người Hà Nội khi không chỉ bảo vệ Thủ đô an toàn trước đại dịch mà còn chung tay đồng hành cùng cả nước vượt qua khó khăn.

LTS:Trong tiến trình lịch sử, ngày 10/10/1954 là một mốc son chói lọi, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. Trong suốt 67 năm qua, Hà Nội đã đi đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, tiến trình đổi mới của đất nước trên tất cả các mặt trận: Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân… Gần hai năm qua, dịch Covid-19 tiếp tục là một phép thử của lòng người và cũng là một phép thử đối với bản lĩnh, phẩm chất của người Hà Nội. Trên tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đã chứng tỏ được niềm kiêu hãnh của người Hà Nội khi không chỉ bảo vệ Thủ đô an toàn trước đại dịch mà còn chung tay đồng hành cùng cả nước vượt qua khó khăn.

Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, văn sĩ, trí thức và người dân Hà Nội, dấu ấn, bản lĩnh, tinh thần của người Hà Nội trong chiến đấu, bảo vệ, xây dựng Thủ đô, đất nước càng được khắc họa rõ nét hơn bao giờ hết, nhất là trong những ngày đại dịch Covid-19 vừa qua.
GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc (Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô): Cội nguồn sức mạnh của Thủ đôMỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, nghe lại bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao, tôi càng thấm thía câu hát “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về”. “Sức dân tộc” ấy chính là sức mạnh của lòng yêu nước, của ý chí quyết chiến quyết thắng, của ý chí “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” như tượng đài của tinh thần yêu nước và khí phách người Hà Nội. Đấy có lẽ chính là ý nghĩa lịch sử cốt lõi nhất, bao trùm nhất trong cuộc đấu tranh chúng ta đã giành thắng lợi và trở về trong niềm vinh quang bất tận. Tinh thần, quyết tâm cho chiến thắng, tinh thần “đem vinh quang sức dân tộc trở về” không chỉ dừng lại ở ngày 10/10/1954, mà mãi về sau vẫn được nhân lên với tầm rất cao và tiếp nối trong suốt quá trình xây dựng, phát triển Hà Nội. Bởi đó chính là cội nguồn sức mạnh của Thủ đô, của đất nước và của dân tộc.Điển hình như khi chúng ta chuyển sang nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, để làm hậu phương vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hà Nội chính là hậu phương tiêu biểu, quan trọng nhất. Theo tôi, lúc đó có hai phong trào được khởi phát từ Hà Nội đã thành làn sóng mãnh liệt trong cả nước, tạo nên sức mạnh kỳ diệu, huy động cao độ sức đóng góp vào công cuộc chống Mỹ cứu nước là phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” và phụ nữ “Ba đảm đang”. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.Nhưng nói như thế không có nghĩa là Hà Nội chỉ có những chiến công thầm lặng phía sau, mà chiến công và khí phách của người Hà Nội đã thể hiện đậm nét nhất, tạo thành kỳ tích chính là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của 12 ngày đêm năm 1972. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối. 67 năm qua, chúng tôi là những người được đi qua những giai đoạn phát triển, mới thấy được những đổi thay mạnh mẽ để đến nay, TP đã thực sự trở thành một Thủ đô văn hiến, anh hùng, hòa bình, văn minh và hiện đại.Mỗi dịp tháng Mười, chúng ta kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô không chỉ để nhắc nhớ công lao của những người đi trước, mà còn là dịp để tiếp tục lan tỏa tinh thần của người Hà Nội trong điều kiện ngày nay. Có thể, hiện yêu cầu, hoàn cảnh đã khác, nhưng tôi tin rằng, cái khí phách, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, Nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục soi đường, chính là điểm tựa để TP tiếp tục phát triển.
Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh: Tinh thần “Ba đảm đang” sáng mãiLịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Thủ đô ghi nhận sự đóng góp to lớn của các thế hệ phụ nữ Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào “Ba đảm đang”, khởi nguồn từ quê hương Đan Phượng, được Hội LHPN Việt Nam phát động trong toàn quốc, đã trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi, lôi cuốn hàng triệu phụ nữ Hà Nội và toàn miền Bắc thi đua.Thủ đô và đất nước bước vào giai đoạn đổi mới và hội nhập, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị, chương trình công tác của Thành ủy, vận dụng sáng tạo, tổ chức tốt nhiều phong trào, các cuộc vận động, hoạt động thiết thực, hiệu quả thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia điển hình như phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh- hạnh phúc", cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp, góp phần tích cực tham gia xây dựng đô thị văn minh và nông thôn mới…Hai năm qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, các cấp Hội đã nỗ lực cùng cả hệ thống chính trị chung sức, đồng lòng chống dịch, động viên các lực lượng tuyến đầu, hỗ trợ hàng trăm ngàn phần quà giúp phụ nữ yếu thế, lao động nữ nhập cư, trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn thông qua các mô hình “bếp ăn ấm tình”, “gian hàng 0 đồng”, “đi chợ giúp nhau”, “giọt sữa yêu thương”... Đồng thời, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, cán bộ, hội viên, phụ nữ Thủ đô tích cực ủng hộ kinh phí, khẩu trang, kính chống giọt bắn, nhu yếu phẩm tới phụ nữ các tỉnh, thành Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An… Chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp nhau vượt qua dịch bệnh chỉ riêng trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 (tháng 4/2021) đến nay, các cấp Hội đã kết nối tiêu thụ trên 800 tấn rau, củ, quả của các huyện trên địa bàn TP và các vùng miền từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh tới Vĩnh Long, Đắc Lắc...Phụ nữ Thủ đô đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ khí phách của Bà Trưng, Bà Triệu, tinh thần “Ba đảm đang” trong thời kỳ mới, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu vươn lên đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển Thủ đô và đất nước, ngày càng giàu đẹp, văn minh.
TS. Nguyễn Viết Chức (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội): Truyền thống đã trở thành “thương hiệu”Có thể nói rằng, tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội” đã trở thành truyền thống từ ngàn xưa, không chỉ bây giờ. Thủ đô là trái tim của đất nước, giữ cho Hà Nội an toàn cũng là giữ cho cả nước an toàn. Thuận theo lẽ tự nhiên và trở thành truyền thống, tinh thần ấy đã thể hiện trong bảo vệ, xây dựng Thủ đô từ trước đến nay và thể hiện rõ nhất ở cuộc phòng chống dịch Covid hiện nay.Khi các tỉnh bị bùng phát dịch bệnh, Hà Nội ngay lập tức cử các đoàn y, bác sĩ hỗ trợ các tỉnh tại các “điểm nóng” này. Bên cạnh đó, TP còn hỗ trợ về nguồn lực, vật lực, kết nối cung cầu để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Gần đây nhất, hình ảnh nhiều đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên tình nguyện khối trường y, dược của Thủ đô đã gấp rút lên đường vào Nam, chi viện cho cuộc chiến chống dịch Covid-19 với tâm thế “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Nhưng ngược lại, Hà Nội cũng không lẻ loi trong cuộc phòng, chống dịch mà luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của T.Ư, các địa phương khác.Và cũng qua cuộc chiến với dịch hiện nay, tôi càng thấy rõ một điều về ý chí, sự mẫu mực của người Hà Nội. Bởi chống dịch là việc chưa có tiền lệ, không có bài bản sẵn, tất cả đều được đúc rút từ thực tiễn, từ chính việc làm hàng ngày. Hà Nội là đầu mối giao thông, kinh tế của cả nước, nguy cơ ảnh hưởng của dịch lớn, nhưng với tinh thần quyết liệt, niềm tin và sự gắn kết của cộng đồng, TP đã kiểm soát được dịch bệnh. Trong các đợt chống dịch vừa qua, nhiều mô hình tốt đã xuất hiện tại Hà Nội, lan rộng ra cả nước. Đi cùng với thái độ trầm tĩnh, bình thản là khả năng thích ứng, thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của người Hà Nội. Hơn nữa, đại đa số người dân Hà Nội đều thực hiện và có ý thức tuân thủ rất tốt các Chỉ thị của TP, làm nên một tinh thần chống “giặc” Covid-19 rất ấn tượng. Để nhân lên những điều tử tế, tình người, ngời sáng phẩm chất Hà Nội trong mọi thời đại, tính cẩn trọng, tinh thần tự giác của người dân, gốc rễ của mọi vấn đề được khơi dậy. Đó còn là lòng nhân ái, tính nhân hậu, tinh thần đoàn kết cộng đồng và những nét ứng xử đẹp khác, có thể coi đấy là một thương hiệu của TP, của quốc gia.Hà Nội đang bước sang một giai đoạn mới, cùng cả nước thích nghi an toàn, linh hoạt với dịch bệnh và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình huống “bình thường mới”. Trong khó khăn, những phẩm chất, bản lĩnh của người Hà Nội đã làm nên sức mạnh để chiến thắng, tôi rất tin tưởng rằng, lần này cũng vậy,với việc phát huy truyền thống, nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết, đồng lòng, TP sẽ tiếp tục cùng cả nước vượt khó, vươn lên mạnh mẽ.
Nguyễn Phương Thảo (Phó Trưởng ban Đoàn kết Thanh niên và Địa bàn dân cư, Thành đoàn Hà Nội): Lập phòng tuyến áo xanh chống dịch
Tiếp nối truyền thống, trong cuộc chiến với dịch, thế hệ trẻ chúng tôi đã cùng chung sức lập nên một phòng tuyến áo xanh để làm những việc rất cụ thể. Từ việc nhỏ như vác loa kéo, loa tay đi khắp các phố làng để tuyên truyền cho người dân; xây dựng các sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội; tham gia vào Tổ Covid-19 cộng đồng để "đi từng ngõ gõ từng nhà", trực tại các chốt, hỗ trợ các điểm tiêm chủng… cho đến vận động các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ các trang thiết bị cho phòng dịch, phát miễn phí tại các điểm công cộng…Lực lượng thanh niên tình nguyện Thủ đô còn thành lập các siêu thị, gian hàng miễn phí, ATM nhu yếu phẩm, các chương trình vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm, giải cứu nông sản. Đặc biệt, trong thời gian qua, thanh niên Thủ đô còn nấu hàng triệu bữa cơm hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn; tham gia nghiên cứu các sản phẩm, thiết bị hỗ trợ phòng chống dịch… Mặt trận nào, lĩnh vực nào cũng có bóng áo xanh.Tham gia vào cuộc chiến ấy, chúng tôi lấy nụ cười của người bệnh, sự an toàn của người dân là niềm vui của bản thân. Dẫu biết đối mặt với kẻ thù nguy hiểm vô hình sẽ có nhiều rủi ro không thể lường trước được, song tôi cũng như nhiều bạn trẻ sẽ tiếp tục tình nguyện, cống hiến và không quản ngại khó khăn, vất vả với mong muốn được đóng góp chút công sức nhỏ bé, cống hiến năm tháng đẹp nhất cuộc đời là tuổi trẻ cho cộng đồng, xã hội, vì bình yên của cuộc sống, của Thủ đô.
Ông Trần Thanh Ca (Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận Tổ dân phố số 4, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân): Hà Nội mạnh mẽ vượt qua đại dịchSinh ra và lớn lên ở Ba Vì, khi đang là sinh viên năm thứ nhất (năm 1970), tôi đi bộ đội, năm 1978, tôi đã được đơn vị cử đi học tại Học viện Hậu cần, tham gia công tác tại lực lượng vũ trang Thủ đô. 40 năm phục vụ trong quân đội, và đến khi nghỉ hưu lại được là công dân Thủ đô, tôi luôn tự hào về Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, hào hoa, thanh lịch. Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt; đồng thời, đã mạnh mẽ vượt qua các đợt đại dịch Covid-19 với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân.Tham gia công tác ở hội cựu chiến binh, tổ dân phố, tôi nhận thấy Hà Nội ngày càng đổi mới, khang trang, nền nếp hơn. Cùng đó, ý thức người dân ngày càng văn minh hơn, luôn có ý thức xây dựng tổ dân phố, khu dân cư. Hà Nội là trung tâm phát triển kinh tế đầu tàu của cả nước, với đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội trở thành trụ cột, điểm tựa cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Hà Nội tăng trưởng kinh tế trên cơ sở các tỉnh, thành trên cả nước cũng tăng trưởng kinh tế, đó là quan hệ tất yếu của nền kinh tế mở hiện nay.Những ngày tháng chống dịch Covid-19 vừa qua là minh chứng cho mối quan hệ “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Hà Nội đã cử các đoàn chi viện cho các tỉnh, thành phía Nam, ủng hộ các tỉnh, thành chống dịch. Khi dịch bùng phát tại Hà Nội, hàng chục tỉnh, thành đã chi viện, hỗ trợ Hà Nội trong công tác xét nghiệm và tiêm vaccine phòng Covid-19... Mỗi thành quả to lớn của Hà Nội trong thời gian qua là hình ảnh sống động của sự “đồng tâm nhất trí góp sức” của T.Ư và các địa phương trên cả nước dành cho Hà Nội để Thủ đô ngày càng “yên ổn, tươi vui và phồn thịnh” như lời Bác Hồ căn dặn.
Ông Nguyễn Văn Thúy (Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố số 10, phường Liễu Giai, quận Ba Đình): Đoàn kết ắt sẽ giành chiến thắngTôi sinh ra và lớn lên ở huyện Ứng Hòa (tỉnh Hà Tây cũ), có 20 năm đi bộ đội (1971 - 1991) theo dọc chiều dài đất nước. Kỷ niệm nhớ nhất của tôi, đó là cùng đơn vị được điều động trở về Thủ đô năm 1972, tham gia ứng cứu Thủ đô trong những ngày B.52 của đế quốc Mỹ tập kích đánh phá Hà Nội. Ban ngày, chúng tôi ngủ ở Xuân Hòa, ban đêm tiến về nội thành Hà Nội, tham gia ứng cứu Thủ đô. 12 ngày đêm sống và chiến đấu giữa TP, cán bộ, đảng viên, quân và dân Thủ đô đã góp phần to lớn vào chiến công vĩ đại của dân tộc, tô thắm trang sử vàng sáng chói của Thủ đô anh hùng. Mặc dù Hà Nội bị tàn phá khốc liệt nhưng quân và dân Hà Nội đã đoàn kết, chiến thắng vẻ vang, oanh liệt, làm nên trận đại thắng không quân chiến lược Mỹ - trận “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng...Trong gần 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 này, TP Hà Nội đều tích cực, chủ động xây dựng phương án ứng phó kịp thời, từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Trực tiếp tham gia tổ Covid-19 cộng đồng, thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ trực chốt hằng ngày, tôi nhận thấy hầu hết người dân đều ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, tự giác tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch của Bộ Y tế cũng như những quy định của chính quyền.Đặc biệt, trong khó khăn mới thấy rõ hơn sức mạnh đoàn kết, đồng lòng sẻ chia của người dân Thủ đô. Như thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người dân Tổ dân phố số 10, phường Liễu Giai chúng tôi đã san sẻ, ủng hộ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn như tặng phường Liễu Giai một máy sát khuẩn tự động, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch 260 suất cơm. Người dân trên địa bàn cũng cùng góp sức, ủng hộ tiền mặt, tạo nguồn hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đó chính là sự thể hiện rõ nét tinh thần vì việc chung của người Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Tỏa sáng bản lĩnh, tinh thần người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO