Thương tiếc Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê

Hồ Sĩ Tá | 24/06/2018 01:25

Giáo sư sử học Phan Huy Lê đã qua đời vào lúc 13h06 phút chiều ngày 23/6/2018 tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi. Ông là bạn thân thiết của giáo sư Trần Quốc Vượng - Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Báo Người Hà Nội xin đăng bài “Thương tiếc Nhà giáo Nhân Dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê” như một nén tâm hương thành kính thắp lên ngôi mộ ông và cũng góp phần cho bạn đọc báo Người Hà Nội hiểu thêm về cuộc đời ông.

Thương tiếc Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cho giáo sư sử học Phan Huy Lê - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ai cũng biết "tứ trụ" của sử học Việt Nam đương đại là 4 vị giáo sư đầu ngành sử - khảo cổ học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (dư luận nói gọn là "Lâm, Lê, Tấn, Vượng".
Nay giáo sư sử học Phan Huy Lê, người thứ ba trong câu ca "Lâm Lê Tấn Vượng" đã ra đi.

Sau ba tuần nằm viện, giáo sư sử học Phan Huy Lê đã qua đời
vào lúc 13h06 phút chiều ngày 23/6/2018 tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi. Khi giáo sư sử học Phan Huy Lênhập viện, lãnh đạo Bộ Y tế cũng như lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã rất quan tâm, mời những giáo sư đầu ngành tập trung chẩn đoán, chữa trị cho giáo sư. Nhưng do tuổi cao sức yếu giáo sư sử học Phan Huy Lê, đã không qua khỏi.
Thương tiếc Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê

Giáo sư sử học Phan Huy Lê là bạn thân thiết của giáo sư sử học Trần Quốc Vượng - Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội


Giáo sư, nhà giáo nhân dân, Phan Huy Lê sinh ngày 23/ 2/1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.

Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng từng làm quan trong triều đình Huế.


GS Phan Huy Lê được đánh giá là một trong những chuyên gia nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết, ông đến với con đường sử học như một lẽ… bất đắc dĩ:


Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông cùng vài người bạn ra Thanh Hoá học đại học. Trên đường đi, do hồi đó bị máy bay Mỹ ném bom liên tục nên ông đến nhập học muộn 5 ngày. GS Trần Văn Giàu - hiệu trưởng nhà trường khi đó đã bắt cả nhóm của ông vào học ban văn – sử, trong khi nguyện vọng của ông Phan Huy Lê là học lớp toán - lý. Tuy  bị ép học sử một cách bất đắc dĩ, nhưng càng tìm hiểu, ông càng thấy nó thú vị.


Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), dưới sự dẫn dắt của GS Đào Duy Anh.Chỉ hai năm sau, ông được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền. Ngoài việc giảng dạy trong nước, ông còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới như Đại học Paris (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)...
Thương tiếc Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê
GS. Michel Zink, thư ký trọn đời Viện Văn Khắc và Mỹ Văn Pháp trao danh hiệu vinh danh cho GS. Phan Huy Lê - Ảnh: Nam Trần
Từ năm 1988 đến nay, ông liên tục là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Học hàm Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...

Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử, trong đó có những công trình nổi bật như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ”, “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Phong trào nông dân Tây Sơn”, “Lịch sử và văn hoá Việt Nam”, “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, “Tìm về cội nguồn”, “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”…

Năm 2000, ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học – công nghệ với tác phẩm “Tìm về cội nguồn”.

Năm 2016, công trình “Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận” của ông vừa được trao giải thưởng Hồ Chí Minh danh giá. Đây là công trình duy nhất trong lĩnh vực lịch sử nước ta được trao tặng giải thưởng trong đợt này.

Công trình là tập hợp nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của GS Phan Huy Lê trong thời gian 10 năm, kể từ 1998. Điểm đặc biệt nhất ở công trình này là cách tiếp cận đa tuyến và toàn diện, mở rộng cả về không gian và thời gian trong lịch sử Việt Nam. Theo đó, lịch sử cổ đại Việt Nam không chỉ có lịch sử của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc mà còn bao gồm nhà nước Chăm Pa và nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Ốc Eo và nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam kể từ khi lập quốc đến nay đã là quốc gia đa tộc người.

Công trình nghiên cứu này của ông đã trở thành tài liệu giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước, đồng thời cung cấp những chứng cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là với vùng đất Trung Bộ và Nam Bộ.

Ở cái tuổi ngoài 80, ông vẫn say mê nghiên cứu những vấn đề thuộc về lịch sử, đặc biệt là lịch sử cổ đại, vốn đã ít nhiều bị lãng quên hoặc có những cách hiểu sai. Ông cho rằng, nguồn gốc vua Thục Phán – An Dương Vương vốn là một thủlĩnh người Tày cổ, vua nước Nam Cương với thủ phủ là miền đất Cao Bằng ngày nay. Vì thế, sự thành lập nước Âu Lạc vốn không phải là kết quả của một  cuộc chiến tranh thôn tính từ bên ngoài mà là sự hợp nhất về dân cư và đất đai trong nội bộ các tộc Việt, chủ yếu là giữa Tây Âu và Lạc Việt. Ông cũng khẳng định, nhà nước Nam Việt của Triệu Đà tuy có mang danh nghĩa phục hưng độc lập cho một số cộng đồng người Việt cổ nhưng thực chất nhà Triệu đã xâm lược Âu Lạc, mở ra kỉ nguyên 10 thế kỉ Bắc thuộc của người Việt.

Là nhân vật nổi tiếng trong giới nghiên cứu sử học, ông cho rằng, người có ảnh hưởng nhiều nhất tới mình chính là GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh:


“Đó đều là những người thầy đáng kính của tôi. Các thầy đã cho tôi niềm đam mê với sử học và có được thành công như hôm nay”.


Tối 20/3/2017, tại Đại sứ quán Pháp, ông Michel Zink, giáo sư Học viện Kỹ nghệ Pháp, Thư ký trọn đời Viện Văn Khắc và Mỹ Văn Pháp, đã trao huy chương vinh danh giáo sư Sử học Phan Huy Lê. Giáo sư Lê là thông tín viên Viện VănKhắc và Mỹ Văn từ năm 2011, tiến sĩ danh dự Viện Viễn đông Bác cổ Pháp.


GS Phan Huy Lê được phong học hàm Giáo sư năm 1980, Nhà giáo Ưu tú (1988), Nhà giáo Nhân dân (1994); được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), hạng Nhì (1994), hạng Ba (1974); được tặng Giải thưởng Nhà nước (2000), Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ của chính phủ Pháp (2002); được trao danh hiệu Công dân ưu tú của Thủ đô (2010), danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Học viện Pháp quốc (2011). Ông cũng là người xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá, sáng lập khoa Đông phương học của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.


Ông là một trí thức tận tâm, tận lực với Tổ quốc. Ông đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Ba.


GS Phan Huy Lê mất đi để lại một khoảng trống trong giới nghiên cứu sử học nước nhà khó bề bù đắp. Nhưng những cống hiến mà ông đã dâng hiến cho ngành sử học Việt Nam, mãi mãi được ghi nhận rất đáng được trân trọng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.


Erich Seligmann Fromm (1900 - 1980) là một 
nhà tâm lý học xã hội người Mỹ gốc Đứcnhà tâm lý họcnhà xã hội họcnhà triết học nhân văn và chủ nghĩa xã hội dân chủtừng nói: Hầu hết mọi người chết trước khi thực sự được sinh thành. Sự sáng tạo có nghĩa là được sinh thành trước khi chết.Giáo sư sử học Phan Huy Lê là một con người như thế.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Thương tiếc Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO