Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng

tuoitrethudo| 21/04/2022 16:08

Hương ước - quy ước của làng xã hình thành và phát triển cả nghìn năm nay, trở thành báu vật của làng, giúp thôn quê vượt qua bao biến thiên của lịch sử. Trong lúc dịch bệnh Covid 19 phức tạp như hiện nay, một lần nữa hương ước lại góp phần cùng người dân, đặc biệt là vùng ngoại thành Hà Nội và những nơi còn lưu lại dấu ấn làng xã cố kết với nhau, bảo vệ không gian sống được an toàn, yên ổn.

Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng

Lần giở lại lịch sử sẽ thấy các hương ước trong làng xã của Hà Nội có nhiều quy định rõ ràng về việc phòng, chống dịch. Như vậy, cả ngàn đời nay, dịch bệnh không phải là hiếm, lạ với người Thăng Long cũng như cả nước ta. Dịch bệnh, dù là dịch gì thì cũng đều có tính chất nguy hiểm và lây lan chóng mặt, chính vì thế, khi y học chưa phát triển hiện đại như ngày nay, bằng những quy ước rõ ràng trong hương ước, người xưa đã chống dịch thành công, khoanh vùng, hạn chế di chuyển để người dân làng mình được an toàn.

Truyền thống chống dịch của làng xã

Chỉ riêng trong Đại Nam thực lục thấy chép gần 70 trận dịch lớn nhỏ tại Việt Nam trong thời gian 75 năm (từ năm 1820 đến 1895, trung bình hơn 1 năm xảy ra 1 trận). Cũng theo một số tài liệu, những trận dịch phạm vi vùng miền hoặc tỉnh, huyện cấp độ khá lớn có thể kể vào các năm 1863, 1875, 1876, 1887, 1888.

Đáng chú ý, tháng 11/1875, dịch bệnh cùng lúc phát ở nhiều tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Sơn Tây, Tuyên Quang, Phú Yên, Bình Thuận, nặng nhất là ở Khánh Hòa.

Trong bối cảnh nền y học chưa phát triển, hiểu biết của người dân về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân, cộng đồng còn hạn chế, dịch bệnh cùng với thiên tai, giặc giã chắc chắn là nỗi ám ảnh thường trực đối với người dân Việt Nam thuở xưa. Đặc biệt là tại Thăng Long, chốn kinh kỳ giao thương buôn bán, khách trong và ngoài nước đến đi nhiều thì dịch bệnh lại càng là mối đe dọa.

Theo các tài liệu lưu trữ, xứ Bắc kỳ thường xảy ra bệnh dịch. Có thể kể đến bệnh dịch tả xảy ra năm 1888 làm chết khoảng 1.800 người ở Hà Nội chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ ngày 18/4 đến 9/5.

Ngoài bệnh tả, các bệnh truyền nhiễm khác như đậu mùa và dịch hạch cũng từng làm nên những đại dịch lấy đi biết bao sinh mạng của người dân. Vào năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn bất đắc dĩ trở thành nơi “cách ly” người bệnh của chính quyền thành phố.

Hà Nội xưa cũng từng trải qua nhiều đợt dịch bệnh khác nhau
Hà Nội xưa cũng từng trải qua nhiều đợt dịch bệnh khác nhau

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan phức tạp ấy, khi mà Thăng Long, kinh kỳ và các vùng lân cận xung quanh vốn tồn tại văn hóa làng xã từ rất xa xưa, cùng với nếp sống mới, hương ước đã được cố định thành các văn bản, trở thành những quy tắc (điều lệ) có tính chất ràng buộc, được đặt ra trong đời sống cộng đồng, nhằm điều hòa các mối quan hệ và khuyến khích, động viên làm việc.

Theo đó, hương ước không chỉ là văn bản quy định những quy tắc sống do cộng đồng làng xã xây dựng trước đó (thờ phụng, cúng tế, vị thứ, việc làng, hình mục, hương ẩm, khao vọng, cưới xin, tang ma...), còn quy ước những vấn đề mới như phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo Tây y hiện đại, đề cao vấn đề vệ sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnh…

Các tài liệu để lại cho thấy, đầu thế kỷ XX, nhiều làng xã ở nông thôn Việt Nam đã đặt ra những quy tắc về vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan… Những quy tắc này được ghi cố định trong các bản hương ước tục lệ của làng xã (hương ước, khoán ước, điều lệ…) rất tỉ mỉ, chặt chẽ.

Kinh nghiệm quý cho Hà Nội ngày nay

Theo một số bản hương ước tục lệ được tuyển dịch và giới thiệu trong sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội tuyển tập hương ước tục lệ”, những quy tắc về vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan được quy định rất chặt chẽ.

Bản khoán ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì có điều 24 ghi việc phòng bị chứng truyền nhiễm như sau: Trong làng chẳng may phát ra chứng truyền nhiễm thì người bị bệnh phải ở riêng một chỗ để khỏi truyền nhiễm cho người khác. Lý dịch phải làm giấy trình quan ngay.

Bản điều lệ xã Đông Mai, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng viết rõ: Những người ốm nặng ở chỗ khác về làng, nếu là người trong làng thì phải có giấy thầy thuốc Tây nhận thực rằng không phải bệnh truyền nhiễm thì mới được vào trong làng. Nếu người ngoài thì cấm hẳn. Người nào đưa ôn (loại bệnh dễ truyền nhiễm), những người ốm nặng về làng mà không trình với lý dịch, nếu xét ra là phải bệnh truyền nhiễm thì phải phạt từ 2 đồng đến 20 đồng.

Hương ước thôn Liễu Nội, xã Khánh Hà, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Khánh Hà, huyện Thường Tín ghi: Trong làng ai có bệnh hủi, lý trưởng phải trình quan khám thực, phải ra dưỡng tế, không được nể để ở trong làng…

Con ngõ tấp nập thông hai đầu phố khi xưa nay được người dân rào kín để không cho người ra vào tùy tiện
Con ngõ tấp nập thông hai đầu phố khi xưa nay được người dân rào kín để không cho người ra vào tùy tiện

Nhiều bản hương ước của các làng nội thành, ngoại thành Hà Nội ngày nay đều quy ước cụ thể việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Đó chính là tiền đề, kinh nghiệm quan trọng cho việc chính quyền cũng như người dân các làng xã ngày nay không hề lúng túng mà còn “chắc tay” trước đại dịch Covid-19.

Bởi vậy, khi chúng tôi đi tìm hiểu việc phát huy vai trò của hương ước trong phòng, chống Covid-19 tại Hà Nội, không chỉ riêng vùng ngoại thành mà cả ở nội thành, rất nhiều người được hỏi đã hồ hởi xác nhận ngay. Quả thực, hương ước đã đóng vai trò không nhỏ trong những ngày giãn cách vừa qua.

Nếu ở những làn sóng dịch bệnh trước, người dân tuân thủ 5K, các quy định về phòng, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, các ngành chức năng thì đặc biệt trong thời đoạn Hà Nội giãn cách dài ngày như thế này, khi tính chất “cục bộ địa phương” được đề cao, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, các thôn làng cách ly với thôn làng, ai ở đâu ở yên đấy, nội bất xuất ngoại bất nhập... thì không chỉ sự cảnh giác, cẩn thận được đề cao mà còn phải dùng đến cả hương ước, căn tính chặt chẽ của người làng nữa.

Dù tốc độ đô thị hóa phát triển như vũ bão, dù còn ở sau lũy tre xanh hay đã xây nhà ống, nhà mái bằng san sát, trong mỗi người Hà Nội đều có bóng dáng một ngôi làng. Đó là tâm lý phải rào dậu che chắn, phải bảo vệ sự an toàn của cá nhân, gia đình, lúc cần mở thì mở rất chan hòa nhưng lúc cần riêng tư cá nhân thì lại rất cẩn thận, chặt chẽ. Tâm lý chống dịch, chống giặc, chống thiên tai hỏa hoạn đã ăn sâu nằm rễ, thành truyền thống, biểu hiện trong một phần hương ước ấy cũng chính là một phần văn hóa người làng mà sự tồn tại ấy đã thành hiển nhiên trong tâm hồn, tính cách mỗi người Hà Nội.

(Còn nữa)

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO