Chuyển động Hà Nội

Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp 46 của Ủy ban Di sản Thế giới

Hà Oai 23/07/2024 15:56

Tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Bharat Mandapam (thành phố New Delhi, Ấn Độ) từ ngày 20 – 26/7.

452563081_1020610980069047_1779139702994842829_n(1).jpg
Đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Ấn Độ (ảnh: Di tích Huế).

Theo thư mời của Giám đốc Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, từ ngày 20 – 26/7 Đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Bharat Mandapam (thành phố New Delhi, Ấn Độ).

Nhằm nắm bắt các chủ trương mới của Ủy ban Di sản Thế giới, Đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp 46 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) thường niên về thực thi Công ước 1972 - Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới để có các định hướng chỉ đạo ban ngành liên quan triển khai thực hiện trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tăng cường truyền thông nhằm giới thiệu Di sản Văn hóa Huế rộng rãi hình ảnh điểm đến hấp dẫn, đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế với những danh lam thắng cảnh và đặc biệt là các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích Cố đô Huế… thể hiện đóng góp của tỉnh Thừa Thiên Huế vào đoàn công tác của Việt Nam đối với công việc tại Kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới nói riêng cũng như vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế hợp tác với UNESCO nói chung.

Đồng thời, sự kiện tiếp tục bảo đảm thực thi nghiêm túc những cam kết với UNESCO trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để cụ thể hóa các biện pháp triển khai thực hiện, tăng cường hơn nữa hợp tác Việt Nam - UNESCO hướng tới mục tiêu gìn giữ và bảo tồn di sản cho thế hệ mai sau. Kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới là một trong những kỳ họp quan trọng nhất của UNESCO được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm bởi Ủy ban Di sản Thế giới sẽ xem xét việc công nhận Di sản Thế giới mới, thảo luận đánh giá tình hình bảo vệ các Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, thảo luận về dự thảo chỉnh sửa Hướng dẫn chính sách triển khai Công ước UNESCO 1972.

Trong chuyến công tác, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình (trưởng đoàn) và đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với ngài Lazare Eloundou Assomo – Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến sự quan tâm, ủng hộ của UNESCO đối với công tác bảo tồn Di sản văn hóa Huế, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn di sản văn hóa Huế đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cộng đồng địa phương.

452585427_1020610970069048_220063291525591352_n(1).jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (áo xanh) tại Ấn Độ (ảnh: Di tích Huế).

Chính quyền địa phương đang tập trung xây dựng mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và tăng cường hỗ trợ kĩ thuật cho Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát triển di sản bền vững./.

Bài liên quan
  • Đêm nay 22/7, bão số 2 đổ bộ vịnh Bắc Bộ
    Thủ đô Hà Nội không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2 nhưng dưới tác động của hoàn lưu bão, khu vực này sẽ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng trên 100 mm, thời gian mưa tập trung vào đêm 22/7 đến hết ngày 23/7.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống
    Tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có một điểm mới, đó là dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình và lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời mưa rét
    Sáng nay 28/10, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc (gió mùa Đông Bắc) tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
  • Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024
    Từ ngày 28/10 đến 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Đừng bỏ lỡ
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
Thừa Thiên Huế tham dự kỳ họp 46 của Ủy ban Di sản Thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO