Thông điệp đại lễ 40 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

KTĐT| 04/11/2021 17:02

Nhân Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) phát đi thông điệp gửi đến Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Ngày 07/11/1981 là một sự kiện lịch sử trọng đại mang đầy ý nghĩa đối với tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam. Đó là ngày các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước đã chung sức chung lòng, nhất tâm thành lập ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Là chủ thể kế thừa tinh hoa 2.000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc, mọi phật sự của Giáo hội đều được thực hiện theo phương châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, là minh chứng cho tinh thần nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Suốt chặng đường trưởng thành và phát triển, GHPGVN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, làm cho đạo Phật xương minh trong lòng dân tộc. Giáo hội luôn chú trọng đào tạo tăng tài, phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo tạo nguồn lực Tăng Ni hùng hậu có đầy đủ đạo hạnh và trí tuệ để đẩy mạnh sự nghiệp lợi sinh, hướng dẫn đồng bào Phật tử, phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo góp phần giữ gìn các di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng bước những bước đi vững chắc hội nhập và phát triển cùng đất nước.

Tinh thần nhập thế của GHPGVN được thể hiện xuyên suốt trong chặng đường lịch sử 40 năm. Ra đời vào thời kỳ đất nước xảy ra cuộc chiến tranh biên giới và sự cấm vận của nước ngoài, GHPGVN đã không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, động viên tăng ni hành Bồ tát đạo, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng Phật giáo thế giới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bước sang giai đoạn đổi mới, Giáo hội bắt đầu thời kỳ phát triển xây dựng nền tảng vững chắc trong những năm cuối thế kỷ XX, làm tiền đề hội nhập phát triển trong thế kỷ XXI. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tựu chung của đất nước như khôi phục nhiều di sản văn hóa của dân tộc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh song hành với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giáo hội đã ba lần tổ chức thành công rực rỡ các kỳ đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, và 2019 được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Giáo hội bước vào hội nhập quốc tế với tâm thế định hình và định hướng sự phát triển của Phật giáo thế giới tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu theo chương trình Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc.

Trong gần hai năm qua (2020 - 2021), khi cả nhân loại phải trải qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 chưa từng có. Việt Nam cũng vừa trải qua những tháng ngày gian nan nhất, thì hơn bao giờ hết, tinh thần nhập thế, đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử của Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa được viết tiếp vào trang sử hào hùng của dân tộc.

Trước bối cảnh đất nước đang phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, dân giàu, nước mạnh, trong quá trình đó, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng với thời cơ vận hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tình hình trên thế giới, và trong khu vực đang có những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng, diễn biến phức tạp nguyên nhân đưa đến nguy cơ của chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu, và dịch bệnh khó lường…

Giáo hội cần phải phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa, tôn giáo, chăm lo đời sống văn hóa tâm linh cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó giới thiệu tới bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Thông điệp đại lễ 40 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO