Thơ

Thơ Bertolt Brecht (Đức)

Bằng Việt giới thiệu và dịch 11:35 01/05/2023

Năm nay là kỷ niệm lần thứ 125 năm ngày sinh của nhà thơ lớn người Đức Bertolt Brecht (1898 - 1956), một đại diện ưu tú của nền văn học Đức và cả thế giới thế kỷ XX. Tư duy trong thơ ông vừa sâu xa vừa sáng rõ, có vẻ rất khách quan, lạnh lùng, nhưng thực ra lại rất nhân tình thế thái, điểm chút hóm hỉnh, hài hước bậc thầy, đã từng được dịch và phổ cập ở Việt Nam qua các bản dịch của các dịch giả Trần Dần, Trần Đương, Quang Chiến, Nguyễn Quân… Ngoài thơ, ông cũng là một soạn giả sân khấu nổi tiếng thế giới với những vở kịch đầy cách tân: “Vở ôpêra ba xu”, “Cuộc đời Galilê”, “Người tốt bụng ở Tứ Xuyên”, “Vòng phấn Kavkaz” (một số vở đã được dựng ở Việt Nam). Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu một chùm thơ của ông.

bertolt-brecht.jpg

Sự phán xét dân chủ

Ở Los Angeles, ai nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Phải qua một quan tòa xét hỏi.
Một chủ tiệm người Ý, không thông thạo tiếng quốc gia chính thống
Nghe hỏi: “Điều 8 Hiến pháp Hoa Kỳ có gì được sửa?”
Ấp úng trả lời: “1492”
Liền bị tòa bác đơn tức khắc!

Ba tháng sau, miệt mài học tập,
Ông lại đến tòa, nghe câu hỏi như sau:
“Vị tướng nào thắng trong Nội chiến Hợp chủng quốc?”
Ông rành rọt trả lời: “1492”
Rất ngạc nhiên, ông lại bị đuổi về!
Lần tiếp nữa, nghe hỏi: “Thời hạn bầu Tổng thống là mấy năm?”
Ông trịnh trọng nói to: “1492”!
Và - vị quan tòa hiểu rằng
Ông không bao giờ hiểu được tiếng quốc gia chính thống!
Đành mời ông đến lần thứ tư cho trót,
Và hỏi ngay: “Châu Mỹ lần đầu được tìm thấy năm nào?”
Lần này, trên cơ sở câu trả lời chính xác hoàn toàn: “1492”
Ông chủ tiệm liền được làm thủ tục!

Chỗ nghỉ đêm

Nghe nói, ở Niu Yoóc
Trên góc phố Brốt-uây và Đại lộ thứ 26,
Mỗi chiều mùa đông, thường có một người
Đứng hỏi những ai qua lại, không nhà,
Cần nghỉ đêm thì đưa về nghỉ tạm.

Thế giới chẳng đổi thay gì vì việc đó,
Quan hệ người với người cũng không tốt lên hơn,
Thế kỷ bóc lột, xâu xé này cũng chẳng thể ngắn đi,
Dẫu một vài người được thêm chỗ ngủ
Và tuyết lạnh không phả vào ai, đành rơi xuống mặt đường!

Một vài người được thêm chỗ ngủ,
Vẻn vẹn một đêm che thân khỏi gió,
Tuyết không phủ vào ai thì rơi xuống mặt đường!
Nhưng cả thế giới có đổi thay gì, sau việc đó?
Người với người trên khắp toàn cầu, có tốt với nhau thêm?
Và thế kỷ dữ dằn này, đâu có cách gì thu ngắn lại?

Những câu hỏi của người đọc công nhân

Ai đã xây thành Thê-bơ bảy cửa ô?
Trong sách vở chỉ ghi tên vua chúa,
Có vị vua nào biết đi khiêng đá?
Và thành Ba-bi-lon bị tàn phá luôn luôn,
Ai đã dựng đi dựng lại bao lần?
Rồi thành Li-ma rực rỡ ánh vàng,
Có ngôi nhà nào, người xây được ở?

Họ đi đâu, hàng trăm ngàn người thợ
Lúc họ xây xong Vạn Lý Trường Thành?
Và đế đô La Mã huy hoàng
Tràn ngập cổng chào chiến thắng,
Nào biết công những ai đã dựng?

Ngài chiến thắng nhờ ai, hỡi hoàng đế Xê-da?
Lộng lẫy thành Bi-zan-xơ, lịch sử luôn ngợi ca,
Có lâu đài nào dành cho dân chúng?
Cả xứ At-lan-tis thần tiên trong tưởng tượng,
Đến đêm mất hút vào biển cả
Cả đám quý tộc chết chìm, kêu cứu,
Nào ai kịp gào tên bầy nô lệ của mình?

Đại đế A-lếc-xăng chinh phục xong Ấn Độ
Chỉ có một mình thôi sao?
Hoàng đế Xê-da đánh thắng người Gô-loa
Lẽ nào không đem theo vài người đầu bếp?
Và chẳng lẽ không một ai cùng khóc
Với vua Phi-líp Tây Ban Nha khi Hạm đội chết chìm?
Hoàng đế Frê-đê-ric II đánh thắng chiến tranh bảy năm,
Còn ai thắng, cùng ông ta nữa?

Mỗi trận khải hoàn chói lọi trang sử đỏ
Phải có ai dọn tiệc để mừng?
Lịch sử 10 năm ghi tên một vĩ nhân,
Phải có ai trả tiền phí tổn?
Có bao nhiêu sự kiện
Câu hỏi nhiều bấy nhiêu!

Bài liên quan
  • Ru đông
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ru đông của tác giả Vũ Trần Anh Thư
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Thơ Bertolt Brecht (Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO