Văn hóa - Xã hội

Thị xã Sơn Tây quyết liệt trong công tác phòng, chống bão số 3

Quỳnh Hoa 16:37 07/09/2024

Theo Báo cáo nhanh công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) chiều tối ngày 6/9 đến sáng 7/9/2024, Thị xã Sơn Tây không xảy ra sự cố nghiêm trọng, chưa có hiện tượng ngập úng, không có thiệt hại về người.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Sơn Tây, cho biết thêm, lượng mưa bình quân trên địa bàn thị xã từ chiều ngày 6/9/2024 đến 7 giờ ngày 7/9/2024 là 25,1 mm. Mực nước ngày 7/9/ tại sông Tích khi Văn miếu là 7,06 m; hồ Đồng Mô: 20.58m mưa 21mm; hồ Xuân Khanh 19.53m, sông Hồng 5.28 m. Trạm bơm Cầu cổng vận hành 2 máy. khu vực sản xuất chưa có ngập úng. Trong khi đó, khu vực đô thị úng ngập cục bộ đã xử lý tiêu thoát nước.

son-tay2.jpg
Từ tối 6/9, ảnh hưởng bão số 3, mưa kèm gió lớn đã làm đổ gãy cây cối, cột điện, làm bật mái tôn một số hộ gia đình tại Thị xã Sơn Tây.

Sự cố đê điều do bão số 3 tại Thị xã Sơn Tây chưa xảy ra. Đối với sự cố về điện: đổ 4 cột điện, hỏng 2 máy biến áp, đổ 1 trạm biến áp, 2 vị trí hỏng thiết bị trên đường dây, 1 dây viễn thông bị đứt. Số cây bị đổ trên toàn thị xã là 70 cây, đã được khắc phục và xử lý đảm bảo an toàn giao thông và an toàn cho Nhân dân. Có 3 nhà (130m2), 1 chuồng bò bị sập mái do cây đổ đè vào. Đến thời điểm hiện tại, chưa có thiệt hại về người trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Sơn Tây, cho biết, bão số 3 dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền vào chiều tối ngày 7/9. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, đề nghị người dân khẩn trương đưa tàu thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi tránh trú an toàn, giữ thông tin liên lạc. Không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản.

Chằng chống nhà cửa, các biển quảng cáo, chặt tỉa cành cây. Sơ tán người ra khỏi những nơi không an toàn, người dân không nên ra ngoài khi bão đổ bộ; không tập trung ở những nơi đông người khi bão đổ bộ. Không đi lại, đánh bắt cá, vớt củi ở bờ sông, suối; những vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngầm tràn. Đồng thời dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh; tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương. Thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin chỉ đạo của các cơ quan, chính quyền địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời ứng phó.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, Công an thị xã Sơn Tây phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát các biển báo, nhất là biển báo nguy hiểm, biển báo dừng xe và các chướng ngại vật trên đường để kịp thời xử lý các sự cố, tránh gây tai nạn. Đồng thời, tài xế cần chú ý quan sát các chướng ngại vật trên đường để kịp thời xử lý bởi khi gió lớn, nhiều biển bạt, mái tôn, cành cây có thể bị rơi xuống lòng đường, quan sát đường đi của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.

bao-do-bo.jpg
Các biện pháp phòng tránh khi bão đổ bộ. (Nguồn: TTXVN).

Người dân hạn chế di chuyển trên cầu cao vào những ngày có gió giật mạnh. Nguyên nhân là càng trên cao sức gió càng mạnh, không thể làm chủ được tay lái. Nếu bắt buộc phải đi trên cầu, tài xế cần di chuyển với tốc độ chậm và cố gắng ghì người xuống xe, hạ thấp đầu để tránh bị “gió tạt bay”. Người dân cần tránh băng qua cầu nếu nước đang dâng cao và chảy xiết, tránh băng qua cống nước bởi có nhiều trường hợp sụt chân xuống cống và bị nước cuốn trôi.

Người tham gia giao thông nên mặc áo mưa sáng màu, gọn gàng, không sử dụng ô. Khi đi đường trong những ngày mưa bão, gió giật mạnh, nên mặc quần và áo mưa tách rời. Áo mưa bộ giúp tiết diện cản gió thấp nhất, không lo bị tạt vạt áo mưa trong trường hợp gió to gây trở ngại trong việc điều chỉnh phương tiện giao thông. Luôn bật đèn xe, chú ý điều chỉnh tốc độ ổn định. Trong thời tiết mưa bão, tầm nhìn thường bị hạn chế rất nhiều và khó điều chỉnh được xe theo ý muốn một cách linh hoạt.

Do đó tài xế nên chủ động bật đèn xe khi đi lại trong ngày mưa bão để nhìn rõ đường phía trước và đánh tín hiệu cho các xe đi ngược chiều. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện. Đồng thời nếu đi với tốc độ cao sẽ khiến sức gió thổi lớn hơn và khiến tài xế không kịp điều chỉnh tay lái trong những trường hợp khẩn cấp.

Những khu vực cần tránh là: Khu vực lũ; sát lề đường (đây là khu vực trũng nên khi có mưa thì nước ngập sâu hơn, thậm chí còn gồ ghề và có nhiều nắp cống nên bạn rất dễ bị nước cuốn làm ngã xe); vị trí nằm giữa các tòa nhà cao tầng, đặc biệt là đoạn ngã tư (đây là nơi hút gió); dưới gốc cây to; khu vực có công trường thi công có nhiều tấm tôn, sắt lớn; khu vực gần các loại xe cỡ lớn (dễ gây bắn nước)…

Khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố, Công an thị xã Sơn Tây khuyến cáo người dân gọi ngay cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo số điện thoại 114 hoặc sử dụng ứng dụng “Báo cháy 114”./.

Trước đó, thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 và Công điện số 87/CĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ; Điện ngày 5/9 của Thường trực Thành ủy, Thông báo Kết luận số 1863-TB/TU ngày 6/9 của Thành ủy Hà Nội về cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thị ủy Sơn Tây đã hoãn tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã, 70 năm Giải phóng Thị xã Sơn Tây và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào tối 6/9/2024 để tập trung ứng phó, phòng chống bão số 3. Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây cho biết, lễ kỷ niệm quan trọng nói trên và các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, trình diễn pháo hoa sẽ được Thị xã Sơn Tây tổ chức vào tối 21/9/2024.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
  • Hơn 1.200 VĐV Cầu lông trẻ tranh tài tại Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô 2024
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 6/10, Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (quận Cầu giấy, TP Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Thị xã Sơn Tây quyết liệt trong công tác phòng, chống bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO