Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt

Hoa Quỳnh 12/09/2024 14:03

Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Xác định đây là cơn bão lớn, có cường độ tăng nhanh và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, ngay khi có những thông tin đầu tiên về cơn bão, Sơn Tây đã nhanh chóng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó bão và những tác động của bão theo phương châm “4 tại chỗ”, “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”.

tx-sotaylutbao-1-.jpg
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn và lãnh đạo thị xã kiểm tra, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, tình hình mưa lũ trên địa bàn thị xã.

Theo Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn, để ứng phó với mưa lũ, thiên tai có rất nhiều công việc, giải pháp cần phải triển khai. Tuy nhiên, một trong những ưu tiên hàng đầu được Thị ủy, chính quyền thị xã Sơn Tây chú trọng đó là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là nhiệm vụ trước hết và trên hết. Toàn thị xã đã tổ chức di dời khoảng 1.368 người khỏi các vùng nguy hiểm ngoài đê, khu vực ven sông Tích, bố trí nơi tránh trú an toàn và các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người dân, đặc biệt chú trọng đến những gia đình chính sách, những trường hợp già cả không nơi nương tựa và các trường hợp đặc biệt khác, đảm bảo không để ai bị đói, bị rét vì mưa bão.

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa Sơn Tây đã chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, vật tư y tế cũng như cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng phục vụ nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân. Chủ động thực hiện các giải pháp cấp cứu tai nạn, thương tích, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh cho Nhân dân. Các trường học cũng chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học nếu bị ngập cục bộ để đảm bảo an toàn cho học sinh, nếu trong trường hợp gia đình nào không có người trông con và vẫn đưa con đến trường, các nhà trường vẫn mở cửa đón học sinh. Thị xã cũng sử dụng hệ thống đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, nhóm zalo khuyến cáo người dân về sức tàn phá của bão số 3 và được người dân thực hiện nghiêm túc việc không ra đường trong lúc mưa bão, do đó không có thương vong về người.

ho-tro-lua.jpg
Lực lượng chức năng thị xã Sơn Tây hỗ trợ người dân địa phương thu hoạch lúa chín bị ngập do ảnh hưởng của mưa bão.

Đối với sản xuất nông nghiệp, toàn thị xã có tổng 407,5 ha cây trồng bị ngập đổ trong đó cây lúa đổ là 187ha, lúa bị chìm ngập là 54,9ha; cây ăn quả 22ha; cây rau màu 165,5 ha; 6,6 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ tương đương 9.928 cây lâm nghiệp các loại. Thiệt hại vật nuôi: 8.580 gia cầm bị chết; 23,7 ha thủy sản tràn bờ; di dời 50 con gia súc bị ảnh hưởng do ngập.

Ngoài lực lượng ứng trực tại chỗ 24/24h như Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thị xã và các xã, phường, điện lực, y tế, môi trường đô thị… thì với tình cảm “Quân với dân như cá với nước”, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn như Học viện Phòng không không quân, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sỹ quan phòng hóa… đã huy động hàng trăm lượt cán bộ chiến sỹ cùng tham gia đắp bao tải đất gia cố tuyến đê, gặt lúa giúp dân và hỗ trợ di chuyển người khỏi nơi nguy hiểm.

Cũng trong mưa bão lại càng thấy được tình đoàn kết, yêu thương của tình đồng bào dành cho nhau. Trên địa bàn thị xã, nhiều điểm tập kết hàng hóa cứu trợ, nhiều tấm lòng thiện nguyện ủng hộ cho mưa lũ đã được người dân mang đến để tiếp thêm sức mạnh cho các lực lượng làm nhiệm vụ và các đối tượng yếu thế như hộ nghèo, người già, người tàn tật, neo đơn. Không những thế, MTTQ thị xã cũng đã phát động ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa bão, nhiều chuyến xe thiện nguyện do các tổ chức, cá nhân kêu gọi quyên góp cũng đã xuất phát đi các tỉnh, mang theo nhiều lương thực, thuốc men và tỉnh cảm của người Sơn Tây đến với nhân dân các tỉnh đang phải chịu tổn thất nặng nề vì mưa bão.

tx-sotaylutbao-2-.jpg
MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây và các tổ chức chính trị xã hội phát động ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa bão.

Có thể nói, mưa bão là phép thử của tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, chung sức đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị trong ứng phó thiên tai. Tại thị xã Sơn Tây, bài học đó đã được lan tỏa và chứng minh khi tính mạng người dân được bảo đảm an toàn tuyệt đối trước bão lũ, là sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền các cấp, sự đùm bọc yêu thương của người dân trong thiên tai, không để ai bị đói, rét, không nơi ở. Hoàn lưu sau bão đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sơn Tây đã, đang và sẽ tiếp tục chủ động ứng phó, nỗ lực với quyết tâm cao nhất giữ gìn mảnh đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt vững vàng vượt qua mưa bão và để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, an toàn đê điều, an toàn về tài sản, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra là những thông điệp được lãnh đạo và chính quyền thị xã Sơn Tây nhấn mạnh nhiều nhất trong suốt thời gian ứng phó với bão số 3 cũng như hoàn lưu sau bão./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày “Hà Nội trong trái tim em”: Thủ đô hào hùng và đa sắc
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã, đang tổ chức nhiều hoạt động trưng bày tranh, ảnh về sự kiện này. Trong đó, trưng bày ảnh tư liệu, tranh vẽ chủ đề “Hà Nội trong trái tim em” tại Trường tiểu học Quang Trung (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) góp phần lan tỏa về Thủ đô văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo…
  • Danh sách dự kiến đề nghị khen thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024
    Dự kiến ngày 7/10/2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Quận Hoàn Kiếm: Đẩy mạnh học tập suốt đời, chung sức phát triển văn hóa đọc Thủ đô
    “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 không chỉ là một hoạt động mà còn là một phong trào, khuyến khích mọi người cùng nhau phát triển văn hóa đọc, mở rộng kiến thức và cải thiện kỹ năng sống”, ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) nhấn mạnh.
  • Tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm và hơn hết là tình yêu Hà Nội của những người làm báo
    Tối 28/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển Văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
  • Tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” là tiêu điểm trong việc thực hiện tổng vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
    Thành phố Hà Nội vừa quyết định dừng hẳn hoạt động bắn pháo hoa dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - một sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Đây là việc làm thể hiện trách nhiệm, nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của người Thăng Long - Hà Nội đã được hình thành, gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Và hơn hết đó là trách nhiệm, là tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, để Thủ đô mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
    "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Đó là những lời tâm huyết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn gửi tới đồng bào Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Lời dặn của Người mùa thu năm ấy cho đến nay vẫn còn vang vọng, như động lực để Thủ đô Hà Nội không ngừng nỗ lực vươn xa.
  • Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình”
    Thông tin từ Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, cho biết, ngày 2/10, UBND quận đã ban hành văn bản Thông báo điều chỉnh thời gian hoạt động của các Không gian đi bộ trên địa bàn từ ngày 4 - 6/10/2024 để phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình” - sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • [Podcast] Quy định đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều nội dung, quy định mới mang tính đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội, qua đó sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với những quy định cụ thể, chi tiết, đặc thù, chắc chắn sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước.
  • Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
    Tối 2/10, tại Công viên Văn hóa Đống Đa (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.
  • Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam
    Đây là chủ đề của Hội thảo được diễn ra ngày 02/10/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện chính nhân Kỷ niệm 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO