Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư

Thanh Hiền/HNM| 02/04/2019 15:00

Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh do nền kinh tế được phục hồi và đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng cao. Trên thị trường đã nổi lên một số nhà phân phối bán lẻ gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới. Điều đó cho thấy, tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư
Ảnh minh họa.

Được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 toàn cầu (xếp hạng của Hãng Nghiên cứu Thị trường A.T.Kearney), Việt Nam đang hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ.

Ngay trong những tháng đầu năm 2019, Ryohin Keikaku - Công ty mẹ của thương hiệu bán lẻ MUJI đã thông báo quyết định thành lập Công ty TNHH MUJI Việt Nam để phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Cũng trong thời gian này, tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế IKEA (Thụy Điển) đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm bán lẻ và kho hàng tại Việt Nam, với vốn đầu tư khoảng 450 triệu euro. Nếu hệ thống này được xây dựng ở Hà Nội, sẽ cung ứng hàng cho toàn bộ thị trường Đông Nam Á.

Không chỉ các doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp đang hiện diện tại Việt Nam cũng đã có kế hoạch mở rộng đầu tư. Nhận định Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm tại Đông Nam Á, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) sẽ đầu tư thêm 5 tỷ USD để mở 30 trung tâm thương mại quy mô lớn tại Việt Nam; Lotte (Hàn Quốc) sẽ mở rộng thêm 60 siêu thị Lotte Mart vào năm 2020 tại Việt Nam. Tập đoàn Central Group (Thái Lan) - đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam cũng cho biết sẽ “rót” thêm 500 triệu USD để mở 500 điểm bán lẻ tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng đang nỗ lực xây dựng hệ thống phân phối phủ rộng đến các tỉnh, thành phố. Trong đó, Tập đoàn Vingroup sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart +. Kế hoạch của nhà bán lẻ này đến năm 2020 là mở rộng 200 siêu thị và 4.000 cửa hàng tiện lợi.

Bà Trần Thu Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vincom Retail cho biết: "Trong năm 2019, công ty sẽ mở thêm 13 trung tâm thương mại Vincom với mô hình khác biệt hoàn toàn, nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 79, nâng tổng diện tích bán lẻ lên 1,6 triệu mét vuông mặt sàn". Tiếp đến là chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh của Thế giới di động, với 430 cửa hàng và đặt mục tiêu nâng lên 500 cửa hàng vào cuối năm nay; chuỗi bán lẻ với hơn 600 điểm bán của Saigon Co.op…

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga, những động thái của các tập đoàn bán lẻ trong, ngoài nước cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam và cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt. Đặc biệt, theo cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam bỏ hạn chế đối với việc mở thêm điểm bán lẻ sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ khiến thị trường có thể chuyển sang giai đoạn bùng nổ 
với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ngoại. Không chỉ có các nhà phân phối truyền thống, những tập đoàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba cũng sẽ nhanh chóng có mặt vì thị trường Việt Nam.

Theo bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, năm 2019, bán lẻ đa kênh gồm trực tiếp và trực tuyến sẽ là xu thế nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam. Và nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng có thể xem là "kim chỉ nam" cho sự đổi mới của các doanh nghiệp và các kênh bán lẻ hiện nay.

Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn của nước ngoài thời gian qua đã liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới. Vì vậy, các bộ, ngành chức năng cần có mục tiêu dài hạn và hướng đi cụ thể để hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gắn với xu thế phát triển của thương mại điện tử.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO