Thêm một vở kịch về hình tượng Bác Hồ được khởi công dàn dựng

NSHN| 10/04/2022 08:20

Vừa qua tại Hà Nội, Sân khấu Lệ Ngọc khởi công hai vở kịch nói: “Lá đơn thứ 72” khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và “Truyền tích chùa Một Cột” về ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Thêm một vở kịch về hình tượng Bác Hồ được khởi công dàn dựng
Sân khấu Lệ Ngọc khởi công 2 vở diễn mới.

Vở kịch “Lá đơn thứ 72” do tác giả Hoàng Thanh Du viết kịch bản, Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên thiết kế sân khấu. Tác phẩm dựa trên một câu chuyện có thật về tác phong làm việc của Bác Hồ, tấm lòng bao la, sự quan tâm, chăm lo của Người tới cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng mọi tầng lớp nhân dân.

Đã từng thể hiện hình tượng nghệ thuật Chủ tịch Hồ Chí Minh trên sân khấu, Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ cho biết, khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là vinh dự, tự hào nhưng cũng là thách thức với những người hoạt động sân khấu. Với vở diễn “Lá đơn thứ 72”, ê kíp sáng tạo nỗ lực thể hiện một góc nhìn chân thực, giản dị về Bác để thế hệ hôm nay tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

“Lá đơn thứ 72” dự kiến ra mắt dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022).

Vở kịch “Truyền tích chùa Một Cột” do tác giả Lê Thế Song viết kịch bản, về sự ra đời của chùa Một Cột (còn gọi là Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài) – một biểu tượng văn hóa nghìn năm của Thủ đô, niềm tự hào của người dân Việt Nam, được khởi công xây dựng vào năm 1049. Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông – vị vua thứ hai của Triều Lý và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Sân khấu Lệ Ngọc mời một đạo diễn phía Nam dàn dựng tác phẩm, đó là Nghệ sĩ ưu tú Lê Nguyên Đạt. Đạo diễn đến từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sẽ cùng ê kíp sáng tạo thể hiện câu chuyện truyền tích với phong cách và góc nhìn mới mẻ, để thế hệ hôm nay hiểu rõ về ngôi chùa Một Cột được xây dựng vào thời điểm thịnh trị của đất nước, mang nhiều nét độc đáo. Vở diễn cũng sẽ làm sáng rõ và truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc và ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Thêm một vở kịch về hình tượng Bác Hồ được khởi công dàn dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO