Thanh Hóa: Dân tố bị trưởng thôn thu lại tiền hỗ trợ lũ lụt?

Đức Thiện| 26/12/2017 13:41

Sau khi nhận được tiền hỗ trợ lũ lụt của các cá nhân, tổ chức, 75 hộ dân tại thôn 7, xã Tân Khang, huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa phải nộp lại cho trưởng thôn để chia lại.

Báo Người Hà Nội nhận được phản ánh của người dân thôn 7, xã Tân Khang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa về việc sau khi các hộ dân này được nhận tiền hỗ trợ bão lụt của các tổ chức, cá nhân ủng hộ trong đợt lũ lụt xảy ra tháng 10/2017vừa qua, thì bà Hoàng Thị Ngọc, Trưởng thôn 7 thu lại và chia cho các hộ gia đình khác.

Trao đổi với phóng viên, ông  Nguyễn văn Sơn – một người dân sống tại thôn 7 cho biết:
“Tôi cầm giấy nhận tiền đến UBND xã như lịch hẹn, sau khi ký nhận 1.500.000 đồng về thôn thì bị Trưởng thôn thu lại 500.000đồng. Tôi có thắc mắc thì được trưởng thôn giải thích là chia sẻ cho các hộ dân khác cũng bị ảnh hưởng như mình. Tuy nhiên, tôi thấy ngoài vỏ phong bì cấp phát tiền có ghi rõ định mức hỗ trợ cho mỗi hộ: mức một là 500.000 đồng/1 khẩu; mức hai là 1.000.000 đồng/2 khẩu; mức 3 là 1.500.000 đồng từ 3 khẩu trở lên. Người đi nhận tiền kiểm tra đủ số tiền trước khi nhận. Hộ được hưởng lợi không phải chia sẻ, nộp lại hoặc nộp bất kỳ khoản phí nào trước, trong và sau khi nhận tiền cứu trợ”.

Thanh Hóa Dân bức xúc vì bị trưởng thôn thu lại tiền hỗ trợ lũ lụt

Một số hộ dân thôn 7, xã Tân Khang trao đổi với phóng viên

Cũng theo ông Sơn, hộ gia đình chị Vũ Thị Huyền cũng được hỗ trợ là 1.500.000 đồng nhưng bị Trưởng thôn chỉ đạo về chia nhỏ cho các hộ gia đình khác.

Trao đổi thêm với phóng viên, bà Hà Thị Nhi cho hay: “Trước khi đến UBND xã để nhận tiền thì Trưởng thôn có chặn đón bà con lại nói rằng sau khi nhận tiền xong thu lại và về thôn để chia đều cho mọi người. Sau khi Trưởng thôn thu lại tiền thì trả lại vỏ phong bì cho chúng tôi”.

Thanh Hóa Dân bức xúc vì bị trưởng thôn thu lại tiền hỗ trợ lũ lụt

Ông Cao Bá Trịnh Chủ tịch UBND xã Tân Khang, huyện Nông Cống

Để làm rõ nội dung thông tin mà người dân phản ánh, phóng viên đã đặt lịch làm việc với ông Cao Bá Trịnh Chủ tịch UBND xã Tân Khang. Tại buổi làm việc, ông Khang cho biết: “Xã Tân Khang được hỗ trợ 318.500.000 đồng trong dự án cứu trợ tiền mặt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, riêng thôn 7 được hỗ trợ 70.000.000 đồng. Trong đó, việc triển khai là trách nhiệm giữa Hội CTĐ xã và thôn 7”.

Thanh Hóa Dân bức xúc vì bị trưởng thôn thu lại tiền hỗ trợ lũ lụt

Bà Hoàng Thị Ngọc, Trưởng Thôn 7, xã Tân Khang, huyện Nông Cống

Tại buổi làm việc, bà Hoàng Thị Ngọc, Trưởng Thôn 7, xã Tân Khang khẳng định với phóng viên: “không có việc thu lại tiền hay chỉ đạo chia nhỏ như lời bịa đặt của bà con trong thôn”.



Theo một cán bộ huyện, tháng 10 vừa qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra đợt mưa lũ làm thiệt hại nặng nề về kinh tế của bà con nhân dân. Nông Cống là vùng đồng bằng chiêm trũng được coi là rốn lũ của tỉnh Thanh Hóa. Vào thời điểm áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn xã Tân Khang và một số xã khác trên địa bàn bị ngập trắng, riêng đối với xã Tân Khang có 2 thôn bị cô lập hoàn toàn, đó là thôn 7 và thôn 10. Trước những thiệt hại đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế đã trích ngân sách cứu trợ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu cơ bản hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.Trước khi cấp phát ngày 1/12/2017, chúng tôi có triển khai đúng quy trình từ họp thôn đến bình xét, không có kiện cáo gì mới tiến hành cấp phát. Sau khi cấp phát mới nghe phản ánh từ phía cơ quan báo chí. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin.

Tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Dân tố bị trưởng thôn thu lại tiền hỗ trợ lũ lụt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO