Âm nhạc

Thanh Âm Xanh – Món quà kết thúc concert của Hà Anh Tuấn

Phương Anh 15:20 07/03/2023

Thanh Âm Xanh - nhóm nhạc nữ gồm 7 cô gái chơi nhạc cụ dân tộc, là món quà cuối cùng Hà Anh Tuấn dành tặng khán giả để khép lại Concert Chân Trời Rực Rỡ.

photo1678097973897-16780979742851671414774-63813729657956.jpg
Nhóm Thanh Âm Xanh tại Chân Trời Rực Rỡ

Concert Chân Trời Rực Rỡ vừa qua của ca sĩ Hà Anh Tuấn quy tụ dàn khách mời nổi tiếng và mang đậm cá tính riêng trong âm nhạc. Bên cạnh các khách mời như huyền thoại Kitaro với tiếng trống cổ truyền đầy xuất thần trong Matsuri và Rapper Đen Vâu trẻ trung, hội nhập; sự xuất hiện của những cô gái chơi cây đàn truyền thống đã một lần nữa nhấn mạnh thông điệp hướng về cội nguồn.

photo-1-1678097848672806074523.png
Màn kết mãn nhãn của Chân Trời Rực Rỡ

Phần phối khí giữa nhạc cụ dân tộc và điện tử đầy ấn tượng từ Giám đốc Âm nhạc Hữu Vượng đã rút ngắn khoảng cách để đưa truyền thống tiếp cận gần với khán giả đại chúng. Đất Nước Lời Ru và Dòng Máu Lạc Hồng vang lên đầy xúc động, vỡ oà chính là sự kết nối hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại.

photo-2-1678097865276661762896.png
Khánh Chung - Phan Thuỷ - Hồng Duyên - Diệu My - Tú Anh - Quỳnh Ngọc - Thanh Tâm

Nhóm Thanh Âm Xanh lấy cảm hứng từ dự án cộng đồng cùng tên "Thanh Âm Xanh - âm nhạc dẫn lối rừng xanh", đồng hành với chiến dịch "Vì 1 triệu cây tre Việt" - giải pháp phủ xanh đồi trọc từ cây tre và dạy âm nhạc cho trẻ em vùng cao.

Nét tương đồng trong âm nhạc của Hà Anh Tuấn và Thanh Âm Xanh có lẽ chính là sự tử tế. Những người nghệ sĩ trẻ nhận thức về vai trò của nghệ thuật trong xã hội và không ngừng đóng góp những việc làm thiết thực cho cộng đồng và môi trường. Chân Trời Rực Rỡ là sự gắn kết hoà quyện giữa thiên nhiên, âm nhạc và con người để tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống cốt lõi.

Được biết, các thành viên trong Thanh Âm Xanh đã có quãng thời gian cùng học tập tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ đó, họ trưởng thành và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau: Khánh Chung đang cộng tác tại Nhà hát múa rối Thăng Long; Phan Thuỷ là giảng viên đàn Tỳ bà tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Hồng Duyên, Diệu My đều là Giáo viên âm nhạc tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tú Anh - Phó trưởng khoa Kiến thức Âm nhạc, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Quỳnh Ngọc là giáo viên trường Phổ thông liên cấp Olympia và Thanh Tâm hiện là Biên tập viên tại VOV3 - Đài tiếng nói Việt Nam.

Thanh Âm Xanh đã thành lập vào năm 2021 với hình ảnh chủ đạo là nhạc cụ tre nứa. Ngoài ra, mỗi thành viên đều có một chuyên ngành chính là các loại nhạc cụ truyền thống với những màu sắc riêng biệt. Là một nhóm nhạc độc lập, Thanh Âm Xanh còn đảm nhiệm vai trò khác nhau từ sản xuất âm nhạc, dàn dựng và phối khí. Không chú trọng màu mè, hoa mỹ, Thanh Âm Xanh từng bước chinh phục khán giả bằng sự chân thành, tâm huyết và chỉn chu với từng sản phẩm âm nhạc.

Thanh Âm Xanh đã biểu diễn nhiều chương trình cấp Quốc gia, đón tiếp các nguyên thủ Quốc tế tới Việt Nam. Các cô gái còn đem tiếng đàn dân tộc tới nhiều sân khấu trong và ngoài nước như Ngày văn hoá Việt Nam tại Hàn Quốc, Singapore, Cuba, Đức, Nga…; Chương trình nghệ thuật Eternal Flow - điểm nhấn văn hoá tại Triển lãm Thế giới Expo 2020 tại Dubai… Không chỉ vậy, nhóm nhạc còn tích cực hoạt động cộng đồng, mang âm nhạc tới vùng cao trong Concert Thanh Âm Núi Rừng năm 2020Nghe Trẻ Nghe Tre năm 2021. Trải nghiệm dạy nhạc cụ tre nứa cho các bạn học sinh tại xã Dế Xu Phình - Mù Cang Chải đã để lại nhiều ước muốn dùng âm nhạc để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong thế hệ trẻ thông qua tiếng đàn truyền thống.

photo-6-16780978655171260873600.png
Thanh Âm Xanh cùng Giám đốc âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng

Những giá trị nhân văn mà Concert đem lại như một món quà tinh thần thật mát lành và ý nghĩa cho những tâm hồn Việt. Chương trình khích lệ lớp nghệ nhân trẻ đang giữ gìn hồn cốt những bộ môn nghệ thuật cổ, hay các nghệ sĩ gắn bó với cây đàn dân tộc như Thanh Âm Xanh thêm niềm tin vào chặng đường họ đam mê theo đuổi, tin vào những giá trị cốt lõi của văn hoá truyền thống sẽ được những người trẻ đón nhận, sáng tạo và lan toả.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Thanh Âm Xanh – Món quà kết thúc concert của Hà Anh Tuấn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO