Tây Nguyên thiệt hại nặng nề sau bão số 12

Mộng Thường| 04/11/2017 20:07

Ngày 4/11, Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho biết, từ đêm ngày 4/11, do ảnh hưởng của bão số 12, mực nước trên các sông ở Gia Lai dâng cao, có khả năng xuất hiện một đợt lũ, lụt tại các vùng trũng thấp ven sông Ba...

Trước đó, khoảng 6h sáng 4/11, bão số 12 đi vào đất liền các tỉnh Phú Yên- Khánh Hòa với sức gió cấp 11-13. Hồi 7h, vị trí tâm bão ở khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Phú Yên- Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất ở gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Riêng tỉnh Gia Lai trong 12h qua với lượng mưa phổ biến dưới 20.0mm, riêng ở An Khê đạt 59mm. Trong 24h tới tỉnh Gia Lai chịu ảnh hưởng phía Bắc hoàn lưu cơn bão số 12 trên các khu vực tỉnh Nam Trung Bộ tiếp tục đi sâu vào đất liền, kết hợp rìa phía Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường. Lượng mưa từ 15-30mm; riêng khu vực phía Đông tỉnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, tính đến 11h09’ ngày 04/11/2017, tình hình thiệt hại tại các địa phương trong tỉnh tăng so với báo cáo số 395/BC-SNNPTNT ngày 03/11/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

Thị xã An Khê, huyện Mang Yang, một số cây xanh đường phố bị gãy đổ, hiện đang khắc phục. Thị xã Ayun Pa, tại Phường Sông Bờ bị ngập 08 ha cây hoa màu và 13 hộ dân bị ngập nhà cửa. Hiện số hộ dân bị ngập nhà cửa đã được di dời đến nơi an toàn.

Chịu nhiều ảnh hưởng do bão số 12
Cây xanh dọc đường bị ngã đổ sau bão

Ảnh hưởng của bão số 12, huyện Krông Pa có 5 nhà (các xã: Đất Bằng 3 nhà; Phú Túc 1 nhà;  Ia M'lah 1 nhà) sập và tốc mái hoàn toàn; 33 nhà (các xã: Đất Bằng 21 nhà, Phú Túc 8 nhà, Chư Gu 2 nhà, IaM'lah 2 nhà) bị tốc mái 1 phần. Gây ngập úng 25 ha lúa; 17 ha sắn, 9 ha ngô, 523  ha mía ngã, đổ; hơn 15 con gia súc các loại bị trôi chết,…

Mang Yang: bị đổ 03 cây xanh đường phố tại thị trấn huyện; bị tốc mái trụ sở cũ của UBND xã Đê Ar. Krông Pa đang lập tức tổ chức di dời 20 hộ dân (buôn Chính Đơn II, xã Ia M’lah) bị cô lập ra khỏi vùng nguy hiểm lên trú tạm tại khu vực trường Lê Lợi và hỗ trợ nhân dân di dời tài sản (gồm 48 con bò và dê) lên khu vực cao để tránh lũ do nước xả của Hồ Ia M'lah không rút kịp.

Chịu nhiều ảnh hưởng do bão số 12

Mưa lớn, ngập lụt đột ngột khiến nhiều hộ dân bị cô lập, phải di dời

Huyện Kông Chro bị tốc mái 02 phòng trường mầm non tại 02 Làng: H’ôn và Kliết; sập 30m tường rào của Phòng Tài chính – Kế hoạch; 06m tường rào của Phòng Văn hóa – Thể thao; sập hoàn toàn 06 nhà sàn (tại các xã: Đăk Sông 04 nhà, Đăk Pling 01 nhà, Sró 01 nhà); tốc mái 37 nhà (tại các xã: Chu Krêy 01 nhà, Đăk Song 13 nhà, Yang Trung 01 nhà, Đăk Pling 12 nhà, Sơ ró 07 nhà và tại Thị trấn huyện 03 nhà); một số diện tích cây cối, hoa màu bị thiệt hại (hiện chưa thể thống kê do mực nước các sông, suối lớn, chảy xiết).

Hiện tại, các đơn vị huyện, thị xã vẫn đang triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại mặc dù tình hình thời tiết các huyện tại phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai vẫn còn có mưa và gió.

Theo Đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên, mực nước trên các sông, suối phổ biến có dao động với biên độ từ 0.30-0.60m, theo xu thế tăng và ở mức cao. Riêng trên một số sông, suối vừa và nhỏ thuộc vùng phía Đông có dao động với biên độ từ 0.40-0.80m; cá biệt có nơi xuất hiện lũ với biên độ từ 1.50-2.50m, có nơi lớn hơn 2.50m. Mực nưới trên các sông suối lên nhanh, đề phòng ngật lụt vờ vùng thấp và sạt lở đất ở các triền dốc.

Chịu nhiều ảnh hưởng do bão số 12

Mực nước tại sông Ba thuộc khu vực xã U Ar dâng cao gây ngập úng hoa màu

Theo ông Phạm Vũ Tuấn - Trưởng phòng dự báo thuộc Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng trên Tây Nguyên đều bị ảnh hưởng bởi bão số 12. Tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai chịu ảnh hưởng lớn nhất; Đắk Lắk có huyện M’Drăk, Krông Bông, Ea Knốp,… Gia Lai có thị xã An Khê; Kon Tum có huyện Măng Cành; Đắk Nông, Lâm Đồng bị ảnh hưởng nhẹ với mưa nhỏ và gió. “Sau khi bão rút chúng tôi sẽ có thống kê thiệt hại, tinh thần phải luôn cảnh giác cao bởi sạt lở đất, lũ của các đập, thủy điện”- Ông Tuấn nói.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp lại liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba
    Hai mươi năm kể từ ngày những dòng nhật ký chiến tranh đầu tiên của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được công bố, hình tượng người con gái Hà Nội kiên cường, đầy lý tưởng vẫn luôn cháy sáng trong tâm trí bạn đọc nhiều thế hệ. Năm 2025, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành tiếp tục khắc họa chân dung đa chiều của người nữ bác sĩ anh hùng đồng thời là một tài liệu giàu giá trị về thời đại, về lý tưởng sống của một thế hệ.
  • Cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam
    "100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025)" là cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý hiếm được khai thác, chọn lọc công phu từ nhiều nguồn trong cả nước.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
  • Chính phủ quy định chi tiết tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã
    Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Nghị định số 150/2025/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • [Infographic] Đồng chí Trương Việt Dũng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
    Tại Kỳ họp thứ 23 tổ chức sáng 13/6, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trương Việt Dũng, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tây Nguyên thiệt hại nặng nề sau bão số 12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO