Chuyển động Hà Nội

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chạy xuyên Tết

KT 09:52 02/02/2024

Ngày 1/2, Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông báo về kế hoạch chạy tàu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy xuyên Tết để phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi của người dân.

z5127204283141_7dd57d6eef033d3a297089f03e728591.jpg
Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chạy xuyên Tết

Cụ thể, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, cao điểm Tết của đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ diễn ra từ 7 đến 13/2 (tức từ 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Giáp Thìn). Hanoi Metro có kế hoạch chạy tàu cho một số ngày cao điểm như sau: Ngày 7-2 (tức 28 tháng Chạp), thời gian mở tuyến 5 giờ 30, thời gian đóng tuyến 21 giờ; ngày 8-2 (29 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30;

Ngày 9-2 (30 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 17 giờ; ngày 10-2 (mùng 1 Tết) mở chuyến 10 giờ, đóng tuyến 18 giờ; ngày 11-2 (mùng 2 Tết) mở chuyến 8 giờ 30, đóng tuyến 19 giờ 30; ngày 12-2 (mùng 3 Tết) mở tuyến 6 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30; ngày 13-2 (mùng 4 Tết) mở tuyến 6 giờ, đóng tuyến 21 giờ. Các chuyến tàu những ngày này đều giãn cách chạy tàu 10 phút.

Hiện nay, trong những ngày bình thường tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang hoạt động với 6-9 đoàn tàu, vận hành 203- 232 lượt tàu chở khách/ngày, thời gian hoạt động từ 5 giờ 30 đến 22 giờ hằng ngày.

Tính đến hết năm 2023 (sau 26 tháng vận hành), tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 20 triệu lượt hành khách. Khi mới vận hành, vào các ngày cuối tuần, tàu vận chuyển được trên dưới 30.000 lượt khách/ngày. Hiện tại, con số này từ 22.000 - 24.000 lượt hành khách/ngày. Vào các ngày trong tuần dao động trong khoảng 35.000 - 36.000 lượt khách/ngày./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chạy xuyên Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO