Táo quân 2022: Hứa hẹn nhiều tiếng cười châm biếm, đả kích
KTĐT|19/01/2022 17:51
Dù không có sự xuất hiện của bộ đôi NSND Công Lý, NSƯT Xuân Bắc trong tạo hình của Bắc Đẩu, Nam Tào nhưng Táo quân 2022 hứa hẹn mang lại tiếng cười châm biếm, đả kích nhưng vẫn giữ được những thông điệp tích cực, lạc quan...
Một mặt, các Táo cố gắng thể hiện tài năng, khoe thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân.
Tuy nhiên, như thường lệ, bộ đôi Nam Tào – Bắc Đẩu, kẻ tung, người hứng, với sự hậu thuẫn của Ngọc Hoàng đã lần lượt chỉ ra những điểm yếu của các Táo – cũng chính là những vấn đề được nhắc đến nhiều xã hội trong suốt năm qua. Năm nay, bộ đôi NSND Công Lý, NSƯT Xuân Bắc trong tạo hình của Bắc Đẩu, Nam Tào chính thức vắng mặt, thay vào đó là hai nghệ sĩ trẻ: Trung Ruồi và Đỗ Duy Nam.
Từ những bức xúc lớn như sự trục lợi từ dịch bệnh, tham nhũng, hối lộ quan chức đến những bất cập về giấy đi đường, quy định vùng dịch, những bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử… sẽ được Táo quân nêu rõ.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xã hội online trong năm qua trở nên sôi động hơn cả. Có thể nói, những gì diễn ra trên thế giới ảo, trên mạng xã hội đã không còn ‘ảo’ nữa mà gây tác động ‘thật’ đối với xã hội.
Nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện, đặc biệt là những nội dung xấu độc, nhưng trend không lành mạnh mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng".
Ngoài ra, việc vạch trần cái xấu, trừng trị thẳng tay những kẻ gây hại cho dân, nhưng Ngọc Hoàng cũng khẳng định những nỗ lực đáng khen ngợi của các Táo trong suốt năm qua ở mọi ngành nghề, lĩnh vực đã vượt qua khó khăn, thách thức để từng bước kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội.
Ngọc Hoàng hy vọng các Táo tiếp tục đoàn kết, trên dưới đồng lòng để tạo ra sức mạnh to lớn. Ngọc Hoàng cũng yêu cầu các Táo có được tinh thần: việc gì tốt cho dân, có lợi cho dân thì bắt tay vào làm luôn, không chần chừ, và phải xử lý dứt điểm, triệt để những vấn đề còn tồn tại.
Theo thông tin của VFC, âm nhạc tiếp tục là một điểm hấp dẫn của ‘Táo quân 2022”. Rất nhiều ca khúc ở đa dạng thể loại đã được sử dụng một cách khéo léo, hợp lý đã giúp những màn báo cáo trở nên sinh động hơn.
Táo quân 2022 hứa hẹn mang lại những tiếng cười có khán giả ngày cuối năm.
Nổi bật nhất có lẽ là màn báo cáo của Táo Mạng (NSND Tự Long) với sự kết hợp của âm nhạc hiện đại và truyền thống chắc chắn mang lại sự thú vị, thu hút cho người xem. NSƯT Quốc Khánh cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên tại “Táo quân”, Ngọc Hoàng trổ tài đánh đàn. NSƯT Quang Thắng và nghệ sỹ Vân Dung có màn hát kết hợp vũ đạo "ngoáy mũi" duyên dáng và ấn tượng.
Trong một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh, Táo quân vẫn giữ được những nét châm biếm, đả kích, nhưng bao trùm lên vẫn là những thông điệp tích cực, lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp sẽ được lan toả trong xã hội.
“Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” được phát sóng vào 20 giờ 00 đêm 30 Tết (tức ngày 1/2/2022).
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Sáng 21-11, tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (27/11/2014-27/11/2024).
Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, Công bố hoàn thành Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và Động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.
Đây là lần đầu tiên quận Tây Hồ tổ chức liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc. Liên hoan hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều mới lạ qua các phong cách trình diễn của từng nhóm nhạc, band nhạc.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (1959 - 2024), Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I (gọi tắt là Liên hoan phim) được tổ chức với chủ đề Dòng chảy hoạt hình Việt Nam.
Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
Tháng 12 này, Nhà hát Hồ Gươm sẽ ra mắt dự án “Hồ Gươm Live Concert” nhằm đem lại trải nghiệm âm nhạc đương đại cho công chúng yêu nhạc trẻ. Chương trình đầu tiên có chủ đề “Chuyện của mùa đông” diễn ra lúc 20h ngày 15/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội)...
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).