Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Ngọc Linh/VNHN| 11/01/2020 20:11

Trước thực trạng tài nguyên du lịch hoặc là bị bỏ phí ở nhiều nơi hoặc là bị tàn phá không thương tiếc, các dự án du lịch được triển khai không theo quy hoạch, thậm chí trái phép, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng tư vấn du lịch TAB đã chia sẻ về vấn đề phát triển du lịch bền vững (PTDLBV), có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng tư vấn du lịch TAB

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm PTDLBV. Theo ông, quan điểm này cần được cụ thể hóa bằng hành động như thế nào? 

Vì du lịch là con dao 2 lưỡi nên luôn luôn có 2 mặt tích cực và tiêu cực đi cùng nhau. Vì thế, khi phát triển du lịch cần đặc biệt chú ý tới du lịch có trách nhiệm, PTDLBV. Trong đó, sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và hỗ trợ bảo tồn di sản thiên nhiên, tính đa dạng sinh học. Tôn trọng và bảo vệ tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản, tôn trọng các giá trị truyền thống, góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng với các nền văn hóa khác. Đảm bảo lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài cho tất cả các bên; đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ xã hội; góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời phải dung hòa được lợi ích của cả 4 bên: nhà nước, doanh nghiệp, người dân địa phương và khách du lịch.

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Việt Nam được đánh giá là giàu tài nguyên để phát triển du lịch nhưng có một nghịch lý là ngồi trên kho vàng đó mà người dân ở nhiều điểm đến vẫn nghèo. Theo ông, nguyên nhân vì sao?

Có thể thấy, ở nhiều nơi, chúng ta chưa khai thác được tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, hoặc là bỏ phí, hoặc là tận thu từ thiên nhiên, khai thác kiểu tàn phá nên ngồi trên mỏ vàng mà vẫn nghèo. Trong khi đó, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, tài nguyên văn hóa và kinh doanh du lịch của Việt Nam được xếp thứ 29, tài nguyên thiên nhiên xếp thứ 35/ 140 quốc gia được xếp hạng. Điều này cho thấy, tài nguyên của chúng ta rất lớn, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, chỉ có điều chúng ta phải khai thác thế nào thôi. 

Hiện nay có rất nhiều điểm đến khai thác tài nguyên còn chưa ổn. Phú Quốc (Kiên Giang) là một ví dụ điển hình. Phú Quốc có mọi thứ, tài nguyên dồi dào, thu hút nhiều nhà đầu tư, khách du lịch cũng rất muốn đến… Tuy nhiên, điều mà Phú Quốc và nhiều điểm đến hiện nay chưa làm được là xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Chiến lược này phải định hướng cả về không gian, thời gian, quy mô… để định hình một “bức tranh” đầy đủ, với sự tham gia của các ngành khác vào phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Trong đó, đặt ra những mục tiêu cụ thể như đón được bao nhiêu khách mỗi năm, bao nhiêu khách quốc tế, bao nhiêu khách nội địa, cần chuẩn bị những gì để phục vụ được từng đó khách, sức chứa của các điểm đến thế nào, marketing ra sao? Sau khi có chiến lược, các ngành phải dựa vào đây để phát triển. Vì nếu cứ làm được chăng hay chớ, phát triển không có định hướng, quy hoạch, có thể có tác động ngược, khách đến sẽ thất vọng, sau đó truyền miệng nhau. Có thể khách đó sẽ không trở lại và tác động cho các khách khác cũng không đến.

Có thể thấy rõ, sự phát triển của Du lịch Việt Nam gần đây, từ khi có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, đã có nhiều phát triển bứt phá, với tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu thế giới. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong sự PTDLBV theo định hướng của NQ 08? 

Đây là câu hỏi khó, nếu muốn trả lời chính xác phải đến từng điểm đến để nghiên cứu và lắng nghe người dân xem thực sự các dự án du lịch tác động như thế nào đến kinh tế của địa phương và người dân. Nhưng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào hoạt động du lịch là rất quan trọng và là điều không thể bỏ qua. 

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Nếu không có các nhà đầu tư chiến lược này thì không biết đến bao giờ mới có thể phát triển được. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư hiểu cách làm như thế nào để bền vững và có lợi ích thì cần có Bộ tài liệu hướng dẫn để PTDLBV. Các doanh nghiệp khi phát triển đều phải nhìn vào những Bộ tài liệu hướng dẫn đó để thực hiện hoặc các địa phương khi cấp phép cho các dự án cũng phải đối chiếu vào đó để triển khai cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.

Các tỉnh cũng cần phải có quy hoạch du lịch đồng thời sáng suốt sự lựa chọn các nhà đầu tư có tâm, có tầm để thực hiện các dự án du lịch, thay vì phát triển du lịch một cách tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, có thể làm hại đến tài nguyên mà lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội thu về không được bao nhiêu. Thậm chí, nếu chính quyền và nhà đầu tư không thống nhất được quan điểm PTDLBV, địa phương cần dũng cảm từ chối cấp phép đầu tư.

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Hiện nay chúng tôi đang xây dựng Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh Du lịch VN (Vietnam Tourism Competitiveness Index - VTCI), trong đó có những chỉ số nói về sự hài lòng của các doanh nghiệp với sự quản lý của địa phương, sự hài lòng của khách du lịch với điểm đến hoặc sự hài lòng của người dân đối với những dự án du lịch trên địa bàn… Từ đó, giúp địa phương có những đánh giá tổng quát để quản lý và phát triển đúng hướng.

Theo ông, trong thời gian tới, Nhà nước và cộng đồng cần có sự nhìn nhận và khuyến khích ra sao để thêm nhiều đơn vị du lịch tâm huyết tham gia phát triển du lịch xanh, bền vững?

Như tôi đã phân tích ở trên, vai trò dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng. Do đó, cần xây dựng Bộ công cụ hướng dẫn PTDLBV, nêu rõ thế nào là phát triển bền vững, những gì là bắt buộc thực hiện và những gì khuyến khích thực hiện. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào, nhà đầu tư ra sao, người dân và khách du  lịch phải làm gì… Khách du lịch cũng phải có trách nhiệm chứ không phải cứ đi phượt xong vứt rác lại điểm đến, không chi tiêu gì… Thế là sai lầm. 

Ở nước ngoài, các Bộ quy tắc ứng xử thường được xây dựng trên 3 mức độ. Mức độ 1 là bắt buộc thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia cấm được đốt lửa trại); mức độ 2 là cần thiết thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia không được xả rác bừa bãi); mức độ 3 là khuyến khích thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia nên tổ chức du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường). Ở Việt Nam, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành nhưng chỉ là vận động, khuyến khích thực hiện chứ không có bắt buộc. 

Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!

Hiện nay, có quan điểm cho rằng cần giữ nguyên trạng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để PTDLBV thay vì đầu tư đồng bộ để phát triển. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Cần phải nhìn nhận rõ ràng là việc phát triển du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, cộng đồng và dân cư. Ngoài việc đem lại giá trị kinh tế, việc phát triển du lịch còn làm cho cộng đồng có ý thức tốt hơn về bảo tồn, nhìn thấy lợi ích từ bảo tồn và có nguồn thu để tái đầu tư cho bảo tồn. Việc phát triển du lịch cũng thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản và cảnh quan thiên nhiên.

Tuy nhiên, nếu phát triển quá tải hoặc phát triển không đúng hướng, thương mại hoá cũng là vấn đề đáng lo ngại. Tôi cho rằng, cần phải hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn nhưng không nên đại trà hoá các điểm đến mà cần lựa chọn đối tượng khách, phân khúc thị trường. Sơn Đoòng là một ví dụ cho việc vẫn bảo tồn được điểm đến một cách khá nguyên vẹn, vẫn thu được rất nhiều tiền từ những tour du lịch mạo hiểm cao cấp, đặc sắc và vẫn xây dựng được thương hiệu là một điểm đến đẳng cấp thế giới. 

Xin cảm ơn ông!

https://vietnamhoinhap.vn/article/tai-nguyen-du-lich-cua-chung-ta-rat-lon-van-de-la-khai-thac-the-nao-thoi---n-26029

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Tài nguyên du lịch của chúng ta rất lớn, vấn đề là khai thác thế nào thôi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO