Sửa đổi quy định xét tặng: Danh hiệu nghệ sĩ sẽ bão hòa?

KTĐT| 08/04/2021 09:01

Nghị định 40/2021/NĐ-CP (Nghị định 40) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP (Nghị định 89) quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định quan trọng. Nhiều ý kiến cho rằng với Nghị định 40 nghệ sĩ dễ dàng đạt danh hiệu hơn, đồng nghĩa với đó là việc tạo nên những cơn mưa danh hiệu, bão hòa danh hiệu?

Giải tỏa nỗi lo bằng cấp
Tại Nghị định, nội dung quan trọng đầu tiên được sửa đổi là quy định về thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của cá nhân. Nếu Nghị định số 89 quy định thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được tính từ thời điểm cá nhân tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu NSND, NSƯT tại Hội đồng cấp cơ sở thì tại Nghị định 40, quy định này được sửa đổi, bổ sung thành: Thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của cá nhân được tính từ khi tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu NSND, NSƯT tại Hội đồng cấp cơ sở; hoặc cá nhân đủ 18 tuổi, hoạt động nghệ thuật tại một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu NSND, NSƯT tại Hội đồng cấp cơ sở. “Sở dĩ có sự sửa đổi, bổ sung này là nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tế. Khi áp dụng quy định tại Nghị định 89, chúng ta đã lắng nghe và ghi nhận nỗi lo vì không bằng cấp đối với trường hợp các nghệ sĩ hoạt động ở các loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù là truyền nghề. Nếu xét bắt buộc phải học từ trường đào tạo chuyên nghiệp thì sẽ rất thiệt thòi cho những cá nhân này” - Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng (Bộ VHTT&DL) Phùng Huy Cẩn cho hay.
Nội dung sửa đổi về tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu NSND, NSƯT được quy định tại Điều 8, 9 cũng được dư luận đặc biệt quan tâm. Theo đó, về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, bên cạnh những quy định “cứng” mang tính định tính, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung về thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên. Nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSND đã được tặng danh hiệu NSƯT và sau đó phải có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia (trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân); hoặc có ít nhất 3 giải Vàng quốc gia (nếu không có 1 giải Vàng cá nhân). Trước đây, Nghị định 89 cũng đã có quy định xét danh hiệu NSND phải có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT, tuy nhiên, quy định này chưa rõ ràng đối với tiêu chí khẳng định dấu ấn cá nhân của nghệ sĩ được tôn vinh. Ông Phùng Huy Cẩn khẳng định, những quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 40 được soạn thảo căn cứ vào tình hình thực tiễn, đảm bảo tính chính xác, khách quan trong công tác xét tặng, tôn vinh những tài năng, cống hiến của các nghệ sĩ đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Từ đặc cách sang đặc biệt
Tại mỗi lần xét tặng giải thưởng trước đây luôn xuất hiện những đợt kêu khóc của nghệ sĩ trên phương tiện truyền thông về những nghệ sĩ có cống hiến nhưng không đủ huy chương để xét tặng như: Diễn viên Trần Hạnh, nghệ sĩ cải lương Minh Vương… Các trường hợp này không đạt được danh hiệu theo các quy định của Nghị định, mà cần nhờ vào xem xét đặc cách. Nghị định 40 đã tháo gỡ những vướng mắc này với quy định bổ sung về các trường hợp đặc biệt, thay vì xét đặc cách như trước đây. Theo đó, tiêu chí để đưa vào trường hợp đặc biệt là các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Những trường hợp đặc biệt này vẫn phải qua 4 cấp Hội đồng và cuối cùng là trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2 năm một lần, những người làm văn hóa nghệ thuật lại rộn ràng không khí buổi lễ đón nhận danh hiệu NSND, NSƯT tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đó là ngày hội của những người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho công chúng và được ghi nhận. Nhưng cũng không ít người so sánh, nếu như trước đây danh hiệu NSND, NSƯT rất cao quý, nhiều nghệ sĩ có danh hiệu còn được cấp đất, cấp nhà; thì ngày nay có vẻ như danh hiệu đã bão hòa. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Phùng Huy Cẩn khẳng định đó chỉ là cảm giác, thực tế số lượng nghệ sĩ đạt danh hiệu với tổng số nghệ sĩ cống hiến cho ngành không thật sự nhiều. Còn rất nhiều nhà hát là con chim đầu đàn của các lĩnh vực hiện không có nghệ sĩ nào đạt danh hiệu NSND như: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam…
Nghị định 40 sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 15/5/2021. Ngay sau đó, Bộ VHTT&DL sẽ ban hành Kế hoạch đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định xét tặng: Danh hiệu nghệ sĩ sẽ bão hòa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO