36 phố phường

Sự tích phố Quán Gánh và bánh dầy

Nguyễn Tiến Đức 06:31 29/04/2023

Phố Quán Gánh chạy dài hơn 1km, trên trục đường số 1A thuộc địa giới của làng Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tương truyền: xưa có một bà tên là Từ Hảo ở làng Trung Thôn, xã Nhị Khê, ra làm một quán hàng nhỏ sơ sài dưới gốc đa cổ thụ cạnh mép đường thiên lý từ phía Nam ra kinh thành Thăng Long. Bà chuyên bán nước vối và các thứ quà vặt cho khách qua đường.

banh-day-001.jpg

Nhiều người gánh hành lý, hàng hóa đến đấy dừng chân uống nước, tạm nghỉ vì đã quá mệt mỏi qua những chặng đường dài, tiện thể thuê chồng bà Tư Hảo gánh hộ một đoạn đường.

Nhiều người dân trong làng Thượng Đình thấy vợ chồng bà Tư Hảo làm ăn phát tài, người chồng thì đắt khách làm không hết việc thế là những lúc nông nhàn, họ cũng bắt chước ra dựng lều quán quanh khu vực cây đa già ấy, với đôi quang gánh để đón khách, gánh hàng thuê. Trải qua năm này tháng nọ dần dần tụ hội thành phố, dân trong vùng quen gọi là phố Quán Gánh.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Trung ở làng Trung Thòa, chồng bà Tư Hảo tên là Nguyễn Trung Bãi, có sức khỏe phi thường. Chuyện kể rằng, trong một lần ông đang gánh thuê cho khách đi đường gần đến kinh thành Thăng Long thì có một toán lính của triều đình đang loay hoay vần một cây gỗ to mà chưa được. Ông dừng lại nhấc bổng cây gỗ lên vai, vác băng băng vào kinh thành rồi vứt cây gỗ xuống sân rồng làm rung động cả hoàng cung. Biết chuyện, nhà vua cho vời ông vào chầu và phong tước Thượng tướng quân. Căn cứ vào gia phả họ Nguyễn Trung thì từ ông Nguyễn Trung Bãi đến ngày nay đã 18 đời, từ chiếc hoành phi do nhà Lê phong tước. Phố Quán Gánh đã có lịch sử hơn 500 năm.

banh-day-quan-ganh.jpg
bday.jpg_.jpg

Gắn liền với sự tích phố Quán Gánh còn có thêm thương hiệu bánh dầy Quán Gánh. Nằm trên trục đường Quốc lộ số 1A là tuyến giao thông Bắc - Nam có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại trong ngày. Người làng Thượng Đình chuyên sản xuất chế biến bánh dầy mang ra phố Quán Gánh bán buôn, bán lẻ rất chạy. Chất lượng bánh rất ngon, càng nhai càng thấy dẻo thơm vị nếp cái, vị béo của nhân mỡ hòa quyện với vị bùi ngậy của đỗ xanh, dừa, hạt sen và vị cay cà cuống. Rất phù hợp cho những mâm cỗ tiệc, đám hỏi, cưới, dâng lễ đình, chùa và bàn thờ gia tiên. Bánh dầy từ phố Quán Gánh mà nhiều người biết đến đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng bánh dầy Quán Gánh.

banh-dayy.jpg

Người dân làng Thượng Đình với bản chất cần cù thông minh khéo léo đã biết chế biến những nông sản quê hương trở thành món ăn nổi tiếng, được bày bán trên phố Quán Gánh và trở thành đặc sản bánh dầy Quán Gánh. Để có những chiếc bánh dầy gói lá chuối chế biến từ làng Thượng Đình, nghệ nhân làm bánh dầy Nguyễn Thị Hiên cho biết: Tất cả công đoạn làm bằng thủ công thì bánh ăn mới ngon, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ thì bánh mới trắng muốt mà không cần phụ gia. Gạo phải chọn nếp cái hoa vàng vừa thơm vừa có độ dẻo cao, phải sàng lọc kỹ chọn hạt đều nhau không lẫn tẻ, vo kỹ rồi ngâm khoảng 3 giờ đồng hồ rồi mới đồ. Đỗ xanh ngâm kỹ đãi hết vỏ, đồ chín rồi giã nhỏ, khi xôi gần chín phải vẩy thêm một ít nước ấm để xôi chín đều, khi thấy phả mùi thơm nức mới đổ ra cối giã ngay, thỉnh thoảng lại phết lớp mỡ vào chày cho khỏi dính. Khi giã xong đưa bánh lên mâm, tùy theo từng loại mà bọc nhân vào, mỗi chiếc bánh có thoa lớp mỡ mỏng để không dính vào nhau. Đặc điểm của bánh dầy là không tròn vo mà là hình dẹt. Mỗi gói bánh thường gói 6 chiếc bằng lá chuối hoặc lá dong. Con số 6 rất phù hợp với mâm cỗ vùng quê. Bánh dầy có 3 loại nhân khác nhau: Bánh dầy nhân ngọt là sự hòa quyện giữa vị ngọt của đường với vị bùi của đỗ xanh, dừa, vừng, hạt sen. Bánh dầy nhân mặn có vị béo của mỡ, vị bùi ngậy của đỗ xanh, hương cay của hạt tiêu, cà cuống. Bánh dầy chay khi ăn thường kẹp với giò lụa, hay chả quế.

Từ một món bánh dầy xưa hay được bán ở các chợ, các quán hàng nước, nay bánh dầy Quán Gánh đã trở thành đặc sản đúng nghĩa, được nhiều khách thập phương biết đến. Là món ăn thanh tao dân dã có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Phố Quán Gánh, ban đầu từ một quán nước nhỏ sơ sài, khởi đầu bằng nghề “gồng nặng gánh nhẹ” trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Phố Quán Gánh ngày nay nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát, các cửa hiệu phong phú hàng hóa. Đặc biệt là bánh dầy được bày bán nhiều nhất. Phố Quán Gánh đã làm giàu đẹp thêm quê hương Nhị Khê - quê hương của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Bài liên quan
  • Nghệ thuật ẩm thực chay của người Việt
    Ẩm thực chay là một trong những nét văn hoá đặc sắc chứa đựng cả một nghệ thuật chế biến. Món chay hiện đại giúp thực khách có cảm giác ngon miệng, thư thái và nâng cao sức khỏe.
(0) Bình luận
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sự tích phố Quán Gánh và bánh dầy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO