Sơn Tây tổ chức Lễ tưởng niệm 1225 năm ngày giỗ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội| 30/01/2023 10:37

Sáng 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng), UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ tưởng niệm 1225 năm ngày giỗ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (798 - 2023). Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng lãnh đạo thị xã, đại diện dòng họ Phùng Việt Nam cùng nhân dân, du khách thập phương.

z4069579713932_12b76766e7b5989bbdee11727b78f356.jpg
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công đức Vua Phùng Hưng.

Phùng Hưng quê ở ấp cổ Đường Lâm nay là thôn Cam Lâm thuộc xã Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe phi thường vật ngã trâu, tay không đấm chết hổ nên được nhân dân và các tù trưởng láng giềng đều khâm phục. Bọn quan quân đô hộ nhà Đường phải kính nể. Năm Đinh Mùi 767 nhà Đường suy yếu, quan lại tham nhũng tên Cao Chính Bình khét tiếng gian tham, bắt dân nộp sưu cao thuế nặng giết hại dân lành nên lòng người vô cùng căm giận. Trước tình hình khó khăn của đất nước, Phùng Hưng bàn bạc với anh em cứu dân cứu nước, ông lấy hiệu là đô quân cùng anh em ra sức luyện tập binh sỹ tích trữ lương thực. Đến năm Tân Mùi 791 đời Trịnh Nguyên thứ 7, ông đem quân vây đánh thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay). Tên quan lại đô hộ Cao Chính Bình không chống cự nổi, thua to, lâm bệnh mà chết. Giành được thắng lợi, ông chiếm phủ lỵ, chấn chỉnh việc nước xây dựng nền độc lập lâu dài. Nhưng chẳng được bao lâu ông lâm bệnh rồi mất, nhân dân thương tiếc suy tôn ông là Bố Cái Đại Vương. Nhân dân nhiều nơi tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng họ Phùng đã lập đền thờ ở một số khu vực như Hà Nội, Vĩnh Phúc. Trong đó, đình thờ ở làng Cam Lâm - xã Đường Lâm có quy mô bề thế nhất. Khu vực thôn Cam Lâm vẫn còn địa danh đồi Hổ Gầm, thôn Đoài Giáp có gò Bố Về - nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Bố Cái Đại Vương.

Xuân Quý Mão 2023 là năm thứ hai UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm ngày giỗ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng theo quy mô cấp thị xã để tưởng nhớ công đức vị anh hùng dân tộc. Phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương Sơn Tây - mảnh đất địa linh, nhân kiệt, nơi "một ấp sinh hai vua" Phùng Hưng và Ngô Quyền, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây nguyện phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, xứng đáng là một trong năm đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội.

* Sáng cùng ngày, tại Khu di tích lịch sử Văn Miếu - xã Đường Lâm, UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023.

Lễ khai bút đầu năm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc đồng thời bày tỏ tấm lòng thành kính đối với ân đức của các bậc thánh nhân đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Lễ khai bút cũng gửi gắm trong nét chữ đầu Xuân là những ước nguyện chung về một năm thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới, sự nghiệp như ý. Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Thành phố và thị xã đã khai bút viết 5 chữ: "Nhân", "Nghĩa", "Lễ", "Trí", "Tín" dành tặng các em học sinh.

z4069580034814_9d2bc691daaaf20b9ad129212765c564.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai bút đầu Xuân.

Cùng với lễ khai bút đầu năm, trong không khí rộn ràng, phấn khởi những ngày đầu năm mới, quân và dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc lại nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng nhằm phát huy những kết quả đạt được, chủ động triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng; cả nước chung sức, đồng lòng trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”; trong những năm qua thị xã Sơn Tây luôn duy trì tốt việc tổ chức phát động trồng cây, tạo môi trường sinh thái, phát triển cây sinh vật cảnh… Số lượng cây xanh trên địa bàn ngày một tăng, thị xã có tỷ lệ cây xanh cao, môi trường được cải thiện; góp phần xây dựng Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

z4069580316364_4e8a4cf13f8a7670523d93d020f9718e.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cùng các đại biểu trồng cây tại khuôn viên Khu di tích lịch sử Văn Miếu - xã Đường Lâm.

Để phong trào trồng cây đạt hiệu quả, UBND thị xã Sơn Tây chỉ đạo các xã, phường, cơ quan, đơn vị tích cực tham gia trồng cây, gây rừng; cây trồng phải được bảo vệ, chăm sóc đúng kỹ thuật đảm bảo trồng cây nào, sống cây đó. Không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, Tết trồng cây còn là nhiệm vụ mở đầu của năm mới. Qua đó góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, rộng khắp trong mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân ngay từ những ngày đầu xuân.

Ngay sau Lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo cùng nhân dân trên địa bàn đã tham gia trồng cây và động viên các em học sinh khai bút đầu năm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Văn Miếu - xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Sơn Tây tổ chức Lễ tưởng niệm 1225 năm ngày giỗ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO