Sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đóng 1,9 triệu đồng chống trượt: Do lỗi từ Bộ GD&ĐT!

Thủy Trúc/Chi Lê/KTĐT| 17/11/2018 15:47

Dư luận xã hội đang rất bức xúc việc sinh viên trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội phải đóng 1,9 triệu đồng/người để “chống trượt” đầu ra môn Ngoại ngữ.

Chiều 16/11, trao đổi với phóng viên, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT khẳng định, lỗi này từ Bộ GD&ĐT đã làm ngơ cho các trường vi phạm.
Trước đó, điều tra của nhóm phóng viên báo Lao động, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá. Các sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội phải đóng tiền “chống trượt” kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh. Theo đó, giảng viên khoa Ngoại ngữ của trường này sẽ thu của mỗi sinh viên 1,9 triệu đồng cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ TOIEC, nhưng thực chất là để “chống trượt”.
Nói là học ôn luyện, nhưng sinh viên được dạy học thuộc lòng kiểu i-tờ bộ đề thi cho sẵn và tập tô. Đa phần các sinh viên chỉ có mặt ở lớp học ôn luyện môn tiếng Anh buổi đầu tiên để đóng tiền và buổi cuối - lấy tài liệu và nghe giáo viên dặn dò.
Theo phản ánh của sinh viên đóng khoản phí 1,9 triệu đồng, các câu hỏi trong đề thi thật môn tiếng Anh giống tới 80% như đề đã được cho khi học ôn “chống trượt”. Những sinh viên đã đóng phí “chống trượt” không làm được bài, đều mặc định được 460 điểm TOIEC.
Trước tiêu cực xảy ra trong thi lấy chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, chiều 16/11, TS Lê Viết Khuyến cho rằng phải xử lý nghiêm túc theo quy chế. Nhưng, ông Khuyến muốn nói tới góc độ khác vẫn đang tồn tại. Đó là tại sao lại “đẻ” ra cơ chế để cho họ gian lận mà lâu nay Bộ GD&ĐT làm ngơ chuyện này.
Theo Quy chế Đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT, quy định sinh viên phải tích lũy được số tín chỉ các môn học theo quy định. Môn nào cũng phải thi và đạt kết quả điểm từ trung bình trở lên, trong đó có môn tiếng Anh, mới đảm bảo điều kiện tốt nghiệp. Kèm theo đó phải có thêm 2 chứng chỉ nữa là Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.
“Nhưng, một số năm nhiều đây, khá nhiều trường có “phong trào” khi sinh viên đảm bảo đủ điều kiện tốt nghiệp rồi thì cũng không được cấp bằng mà phải có chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC, IELTS đạt bao nhiêu điểm đó. Nếu sinh viên nào không đạt chứng chỉ ấy thì không được cấp bằng ĐH. Điều đó là sai quy chế thi tốt nghiệp” - ông Khuyến nhận định.
Ông Khuyến cho rằng, khi đặt ra điều kiện như thế, nhà trường đã lách quy chế bằng cách thu tiền tổ chức cho sinh viên học ôn và tổ chức thi môn Ngoại ngữ. Nếu thi không đạt thì lại nộp tiền “chống trượt”.
“Trước đây đã có quy định thi môn Mac - Lenin rồi, nhưng sinh viên lại phải thi tốt nghiệp môn học này thêm lần nữa. Đó là cái sai. Quy chế 43 đã bỏ điều này, bây giờ các trường lại “đẻ” ra môn Ngoại ngữ nhưng Bộ GD&ĐT đã làm ngơ. Lỗi này là từ Bộ GD&ĐT, các trường đã vi phạm quy chế. Sinh viên không hiểu biết nên không biết kiện lại” - ông Khuyến thông tin thêm.
Theo nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, việc các trường đặt ra quy định thi Ngoại ngữ và phải đạt chứng chỉ tưởng là nâng cao chất lượng nhưng đó là lợi dụng tiêu cực. Hiện tượng đó là hệ quả kéo theo của việc làm sai quy chế trong cả thời gian rất dài nhưng cơ quan quản lý của nhà nước không ai lên tiếng. Đó là buông lỏng quản lý.
Ông Khuyến cho biết không bất ngờ khi biết thông tin trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thu tiền “chống trượt” thi lấy chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh. Đây là cũng trong các chuyện tiêu cực, kể cả phổ thông, học nghề, ĐH cũng rất phổ biến.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Bão số 4 đổ bộ, nhiều địa phương mưa lớn
    Lúc 14h ngày 19/9, bão số 4 đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10.
  • Hà Nội triển khai vé xe buýt ảo offline dành cho khách hàng từ ngày 20/9
    Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng hình thức thẻ ảo (thẻ phi vật lý) tham gia vận tải hành khách công cộng kể cả khi không có mạng internet, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai hình thức thẻ vé xe buýt ảo offline dành cho khách hàng kể từ ngày 20/9/2024.
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đóng 1,9 triệu đồng chống trượt: Do lỗi từ Bộ GD&ĐT!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO