Sen Tây Hồ...

ANTĐ| 07/06/2010 10:11

(NHN) Chợt chộn rộn lạ lùng khi bất chợt một chiửu đầu hè, nhìn thấy trên phố thấp thoáng những đóa sen hồng. Chợt nhớ những mùa sen đã qua... Tạm tổng kết rằng ít nhất mùa sen cho ta mấy thú: ngắm sen, uống sen, ăn sen và  chơi sen...

Ngắm và  chơi sen...

Muốn ngắm sen Tây Hồ phải dậy từ 5h sáng, đến đầm sen trước khi người trồng sen xuống đầm hái hoa. Sen thức dậy theo những tia nắng Mặt trời đầu tiên rọi sáng mặt đầm. Nắng rọi đến đâu, sen mở lòng mình đến đó, đón gió, đón nắng, đón cả một bình minh ùa và o hương nhụy. Sen vươn cao kiêu hãnh mà  khoe sắc, tửa hương, cái sắc đẹp nhất, thứ hương thơm thanh khiết nhất của mình.

Người trồng sen cũng nhằm lúc Mặt trời lên, theo nhịp cánh rung, hoa nở mà  chèo thuyửn và o đầm hái sen. Sương sớm còn đọng long lanh trên những dù sen xanh óng. Thuyửn lướt tới đâu, dù sen nghiêng theo hai bên mạn thuyửn, đổ sương ướt đẫm hai vai. Những bông sen chớm hé, như còn e ấp phong nhụy để lưu hương. Người ta bơi thuyửn và o đầm, ngắt đầu bông sen. Sen nà y dùng để ướp trà , không bán ở chợ, nên không cần ngắt cả cuống dà i. Thuyửn phút chốc đầy hoa, rực hồng, thơm ngát...

Giới trẻ Hà  Nội mấy năm gần đây đã quen với thú du lịch đầm sen. Kéo nhau lên đầm sen khu Quảng Bá, Nghi Tà m, thuê thuyửn nan dạo vòng quanh đầm, ngắm sen thửa thích, lại tùy ý hái những bông sen đẹp nhất. Và o mùa sen, không ngà y nà o lại không có các cặp uyên ương đến chụp ảnh.

Uống sen

Sen hoa ngắt đầu bông đem vử là  để lẩy nhụy, dùng ướp trà  sen. Người ta cần 1,4kg gạo sen cho 1kg trà . Gạo sen là  thứ nhụy trắng như hạt gạo đậu nơi đầu tua sen, thơm nức. Аể có được 1,4kg gạo sen, người ta cần có khoảng 1.400 bông sen. Bông sen đem vử được tẽ cánh và  nhụy ra, nhưng vẫn để chung để cánh sen ủ hương thơm cho nhụy sen.

Dùng sà ng thưa, người ta tách cánh sen và  nhuửµ để riêng. Lại dùng sà ng dà y hơn một chút, sà ng lấy những hạt gạo sen trắng như sữa. Trà  cho và o liễn sà nh, cứ một lớp trà  lại phủ một lớp gạo sen, đậy kín lại, ướp rồi sấy, rồi lại ướp, qua 6 lần như thế thì thà nh trà  sen. Khoảng cách mỗi lần ướp và  sấy là  hai ngà y.

Sen Tây Hồ...

Trà  sen được bọc kín trong giấy nến, xếp chặt, đan xen giữa các bình nước nóng, phủ kín bằng một lớp vải mửng, để nhiệt lượng từ bình nước truyửn sang gói trà , như thế gọi là  sấy trà  sen. Cách sấy theo phương pháp truyửn nhiệt nà y giúp trà  khô, giòn, xốp, mà  vẫn giữ nguyên được hương vị của trà  và  sen.

Phải dụng công đến thế, nên trà  sen Quảng Bá trở thà nh đặc sản quý, có giá từ 2-3 triệu đồng/kg. Quảng Bá hiện chỉ còn và i ba gia đình giữ nghử nà y. Cả vùng đầm sen Tây Hồ, với dăm bảy cái hồ nhử, có thể dễ dà ng bao quát trong tầm mắt, do đó, cũng chỉ đủ sen để cung cấp cho các gia đình là m trà  sen.

Người là m trà  sen Quảng Bá cho biết, chỉ có sen Tây Hồ mới cho thứ nhụy đủ thơm để ướp trà . Trà  sen Quảng Bá do đó cũng chỉ dà nh cho những thực khách đặc biệt, đủ tiửn, đủ thời gian và  đủ yêu sen, hiểu sen đến mức không thể thiếu được cái thú nhâm nhi tách trà  sen và o sáng sớm hay mỗi khi bầu bạn.

Thời nay, người ta cho trà  trực tiếp và o những bông sen còn tươi rói trong đầm, rồi buộc chặt bông sen lại, để nguyên như thế trong và i ba ngà y, rồi ngắt hoa sen xuống, đổ trà  và o ấm, kèm theo cả ít nhụy sen, gọi là  uống trà  sen tươi. Bông trà  sen tươi còn có thể cho và o tủ lạnh để dùng dần. Trà  sen tươí ngon, thơm nồng đượm mùi sen vừa hái ở đầm lên. Cách ướp trà  sen tươi có vẻ đơn giản hơn cách ướp trà  truyửn thống, nhưng phải người trực tiếp trồng sen mới là m được.

Đ‚n sen

Sen một năm chỉ có một mùa hoa, kéo dà i từ đầu hè đến giữa thu. Các tháng còn lại trong năm là  mùa thả cá, chăm sen và  cấy sen. Các món ăn là m từ sen như chè sen, nộm ngó sen, củ sen nấu canh sườn... đã khá quen khẩu vị.

Nhưng cá đầm sen thì không phải ai cũng được thưởng thức. Sống ở ao sen chủ yếu có một số loại cá đen, có vẩy cứng như rô phi, cá quả, cá biệt có cá mè ta. Chúng ăn mùn của những lá sen úa mủn, không lớn nhanh như kiểu cá nuôi công nghiệp, nhưng nước hồ sen trong sạch cho thịt cá thơm ngọt khác lạ. Cá mè đầm sen được coi là  đặc biệt, vì bình thường mè thuộc loại cá tanh, khó chế biến.

Cá mè đầm sen hấp lá sen, đó là  một món đặc sản do người trồng sen sáng tạo ra. Mè ta, to, béo trắng, được xắt là m ba khúc. Rải lớp củ xả dưới cùng, đặt cá lên, ướp với một chén tương ngon, rồi phủ lá sen non lên trên. Аun nhử lử­a chừng 20 phút thì có món cá thơm phức, ngậy ngọt. Cá hấp sen nhắm với rượu sen, thứ rượu ngâm với tua sen và  hạt sen non, uống say mê mải.

Bí ẩn mùa sen tà n...

Mùa sen tà n với những đà i sen khô xác, những dù sen sẫm nâu mà u bùn đất, cúi gục soi mình xuống mặt nước, như thế gọi là  sen tu. Mùa sen nhiửu hoa nhưng do thời tiết lạnh mà  không nở được, gọi là  sen câm. Lúc đó phải đặt tay và o nụ sen, có hơi ấm từ người truyửn sang, sen sẽ nở. Còn những mùa sen kéo dà i, đơm nhiửu hoa hơn bình thường, được gọi là  sen trẻ. Người ta nói, mưa nhiửu, nắng lắm, là  thế nà o sen cũng... trẻ lâu.

Người trồng sen Tây Hồ kể rằng, hà ng năm, hết mùa sen tu, và o vụ cơm mới, chớm rét, là  có sâm cầm vử ăn hạt sen. Sâm cầm hồ Tây xưa nổi tiếng là  giống chim quý, chỉ vua chúa mới được thưởng thức. Giống chim ăn sâm nà y có bộ lông mà u đen óng với đúng ba chiếc lông trắng điểm mà u ở cánh. Con đực có mặt, mà o đử rực. Con cái mặt xanh và  không mà o. Chân sâm cầm rất đặc biệt, đen óng và  có răng cưa ở mà ng chân.

Hà ng năm, sâm cầm bay đến vùng nà o có sâm để kiếm ăn. Mùa sen tu, khi những đà i sen già  còn sót lại, gù xuống, hạt rơi nổi trên mặt nước, là  lúc sâm cầm bay vử, dùng mử quắp lấy hạt để nhằn nhân sen mà  ăn. Vử hạt sen già  rất cứng, tay người bóc còn khó, nhưng sâm cầm thì nhằn được dễ dà ng. Người ta nói, có lẽ sâm cầm còn vử hồ Tây là  vì sen. Nếu sen hồ Tây còn, thì thế nà o rồi sâm cầm cũng sẽ bay vử...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm
    Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 26/9, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm.
Sen Tây Hồ...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO