Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Mạnh Dũng| 28/04/2020 18:19

Trở về tuổi thơ với hình ảnh hoàng tử, công chúa trứ danh, những vị anh hùng dũng mãnh đấu tranh bảo vệ những điều tốt đẹp; tái hiện những câu chuyện đầy cảm xúc về cuộc chiến thiện - ác… Cuộc thi “Sáng tạo nhân vật cổ tích phiên bản Việt” do VinWonders khởi xướng làm sống dậy vùng ký ức tuổi thơ ngọt ngào, đầy ắp điều kỳ diệu trong mỗi người giữa những tháng ngày “cách ly xã hội”.

Đây là cơ hội “vàng” để những người yêu thích cổ tích và các hoạt động sáng tạo có thể chiêm nghiệm, tự tay kiến tạo nên những “chiếc áo mới” đong đầy hồn Việt cho những nhân vật cổ tích trứ danh.

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

6 nhân vật cổ tích huyền thoại được VinWonders chọn lọc cho cuộc thi không chỉ đại diện cho những nền văn minh lâu đời, đó còn là biểu tượng cho tính cách tốt đẹp, với sức mạnh quyến rũ, mê hoặc bao thế hệ. Các thí sinh được thỏa sức bay bổng sáng tạo hình tượng mới cho Chàng Aladdin dũng cảm, Thần đèn thông minh nhưng rất hài hước, công chúa Ba Tư nhân ái, nàng Bạch Tuyết chăm chỉ hay cô bé Alice đam mê khám phá đến tận cùng, và đặc biệt là chàng Thạch Sanh ngay thẳng, mạnh mẽ trong kho tàng cổ tích Việt Nam.

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Không dừng lại ở một cuộc thi “trên giấy”, những phiên bản xuất sắc nhất của cuộc thi sẽ được lựa chọn để đầu tư, phát triển thành các nhân vật biểu tượng cho VinWonders Phú Quốc, công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam. Du khách sẽ gặp lại những hình mẫu cổ tích “phiên bản Việt” khi đặt chân đến 6 phân khu trải nghiệm đặc sắc: Đại lộ châu Âu, Thế giới diệu kỳ, Khu làng bí mật, Cung điện hải vương, Thế giới lốc xoáy và Thế giới phiêu lưu.

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

C:\Users\linhtk16\Desktop\TKL_Home\VINWONDERS\Cuoc thi_NV VW PQ\TCBC\A7.jpg

Để có thể hóa thân thành “phiên bản đời thực”, những bản vẽ sáng tạo sẽ phải vượt qua sự thẩm định bởi hội đồng giám khảo có chuyên môn và danh tiếng hàng đầu Việt Nam như Họa sĩ Nguyễn Xuân Nghị - Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, “bậc thầy thực cảnh” - đạo diễn Nguyễn Việt Tú, CEO Dentsu Redder - Hùng Võ, ông Phạm Quang Minh (Mitsuto Phạm) – Phó tổng Giám đốc VCCorp kiêm Giám đốc Kênh 14, Giám đốc Hãng phim hoạt hình VinTata – ông Nguyễn Phi Phi Anh và bà Cao Ngân Hà – đại diện thương hiệu VinWonders. 

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

 “Vũ trụ các nhân vật cổ tích phiên bản Việt” sẽ góp phần hoàn thiện bức tranh kỳ quan tuyệt mỹ của VinWonders Phú Quốc. Nơi đây sẽ là bối cảnh hoàn hảo để các nhân vật cổ tích đậm chất Việt “bước ra đời thực” và chinh phục hàng triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Cuộc thi tạo hình nhân vật cổ tích của VinWonders được đánh giá là sân chơi văn hóa hữu ích, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo phát huy và thăng hoa. “Chất Việt” sẽ là một trong các tiêu chí được ưu tiên khi ban tổ chức đánh giá chất lượng bài thi của các thí sinh nhằm mang đến hình ảnh nhận diện hiện đại, tươi mới và mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc cho công viên chủ đề quy mô bậc nhất khu vực.

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders

Khác biệt với Công viên giải trí đơn thuần, Công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc sở hữu 6 phân khu, với 12 chủ đề đặc sắc lấy cảm hứng từ các nền văn minh nổi tiếng của nhân loại. Được đầu tư quy mô và bài bản, VinWonders Phú Quốc mang tới hơn 100 trò chơi khủng, trong đó có những trải nghiệm lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như tàu lượn nhanh bậc nhất thế giới hiện nay  “Cơn thịnh nộ của Zeus” tốc độ lên tới 110km/h, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tương tác hàng đầu thế giới như The ONCE – Show diễn 3D Mapping chắc chắn sẽ tạo nên ấn tượng mãn nhãn cực độ cho mọi lứa tuổi.

Bài liên quan
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
Sáng tạo các nhân vật cổ tích: Trở về tuổi thơ cùng VinWonders
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO