Sáng tác cho thiếu nhi là niềm hạnh phúc lớn

Miên Thảo| 10/09/2021 10:29

Là một người làm khoa học ngày ngày bận rộn với công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị nhưng Nguyễn Văn Thắng vẫn xuất bản đều thơ cho thiếu nhi, nhất là 2 năm qua anh in liền 5 tập. Và không phải ngẫu nhiên khi anh có 4 tác phẩm được in trong 5 cuốn sách giáo khoa hoặc vở bài tập của học sinh tiểu học. “Thời gian dành cho sáng tác không nhiều nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê và hạnh phúc của người cầm bút, nhất là được viết cho các em thiếu nhi”, nhà thơ Nguyễn Văn Thắng trò chuyện cùng Người Hà Nội. 

Sáng tác cho thiếu nhi là niềm hạnh phúc lớn
Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng

Đam mê từ lòng mến trẻ

PV: Nhà thơ đã “bén duyên” với thi ca như thế nào? Có phải ngay từ đầu anh chọn thiếu nhi là đối tượng sáng tác? 

Nguyễn Văn Thắng: Tôi cũng đã thử sức viết vài thể loại như: kịch (từng đạt giải thưởng của tỉnh Hà Nam Ninh), phê bình văn học, văn xuôi nhưng đúng là ngay từ đầu tôi đã chọn sáng tác cho thiếu nhi là đam mê chính. Bất ngờ bài thơ đầu tiên tôi sáng tác có tên là Niềm vui lớn nhất được in trên báo Thiếu niên tiền phong năm 1978. Sau đó, tôi thực sự hạnh phúc khi các sáng tác của mình được in đều trên báo Đội. Nói không ngoa, báo Đội đã nuôi tôi những năm học Đại học Sư phạm, bởi vì khi đó một bài thơ được nhận nhuận bút mười mấy đồng là to lắm rồi, tiêu vặt cả tháng chưa hết. Tôi biết ơn nhà báo Lê Trân, nhà văn Phong Thu, nhà báo Nguyễn Thị Vân Anh, nhà báo Nguyễn Phong Doanh… và nhiều cô chú, anh chị của báo Đội những năm tháng gian khổ đó. 

Năm 1990, tôi có tập thơ thiếu nhi đầu tiên Cánh diều mùa thu (in chung với nhà thơ Thanh Thản) được xuất bản và cùng năm đó được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Khuyến. Năm ấy tôi 29 tuổi, đang là giáo viên dạy ngữ văn tại một trường trung học phổ thông, bí thư đoàn trường. Đến nay tôi đã xuất bản 15 tập thơ viết cho thiếu nhi, mới nhất là tập Sen thơm mãi đợi Bác về viết về Bác Hồ kính yêu, Nxb Hội Nhà văn ấn hành. 

Tôi ít có những cuộc trò chuyện, giao lưu riêng với các em thiếu nhi chuyên đề về thơ văn nhưng tiếp xúc với thanh thiếu nhi thì nhiều lắm. Bởi vì tôi từng dạy trung học phổ thông 11 năm. Năm 1993, tôi rẽ sang làm cán bộ Đoàn và nhiều năm  được phân công làm Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách Đội của tỉnh Nam Hà, rồi sau này là Chủ tịch Hội đồng phụ trách Đội tỉnh Hà Nam, vài lần tham gia Ban Giám khảo chấm thi sáng tác văn học của thiếu nhi trong tỉnh. Có lẽ nghề giáo viên tôi yêu từ thuở học sinh cấp hai cùng nhiều năm tháng làm cán bộ Đoàn và lòng mến trẻ đã tạo ra động lực để tôi lựa chọn công việc sáng tác cho thiếu nhi.

PV: Có thể thấy thơ viết cho thiếu nhi của anh mang đậm hương sắc làng quê với những dòng sông, triền đê, bến đò, giếng khơi, cánh diều…; những người mẹ, người chị tần tảo, dịu hiền…; những con gà, con vịt… Liệu anh có “thiên vị” với thiếu nhi nông thôn mà có phần “sao nhãng” thiếu nhi thành thị? 

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa, mỗi người thường có một cái “tạng”, gắn với phong cách và vốn sống. Cái “tạng” của tôi nó thế. Thực lòng bao nhiêu năm sống ở thành phố, tôi vẫn là người nhà quê, là anh nông dân chính hiệu. Sinh ra và lớn lên ở làng quê, chỉ còn một việc của nông dân tôi chưa làm là kéo cày, còn kéo bừa, nhổ mạ, tát nước, gánh phân, thậm chí cấy lúa… tôi từng làm quần quật. Hình ảnh làng quê yêu dấu đã trở thành máu thịt trong tôi, vào thơ tôi một cách tự nhiên, sau này chắc vẫn thế thôi, không khác được.

PV: Và, anh cũng đặc biệt dành không ít sáng tác về chủ đề biển đảo, chú bộ đội…?

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Đơn giản bởi đó luôn là những đề tài có tính thời sự, trong tâm khảm mỗi người Việt Nam chúng ta, không phân biệt tuổi tác, đều có một vị trí đặc biệt và rất đỗi thiêng liêng! Hơn ai hết, thế hệ trẻ hôm nay cần phải hiểu sâu sắc giá trị của mỗi tấc đất quê hương, sự hy sinh lớn lao của những người lính!

PV: Nhiều tác giả cho rằng, viết cho thiếu nhi khó hơn viết cho người lớn. Với anh thì sao?
Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Viết cho đối tượng nào cũng có những cái khó riêng, còn tùy thuộc nhiều lý do chủ quan và khách quan. Với tôi, viết cho thiếu nhi chưa bao giờ là dễ dàng cả, không thể cưa sừng làm nghé mà viết được! 

Vừa là vinh dự, vừa là động lực

PV: Là tác giả có 4 tác phẩm được in trong sách giáo khoa và vở bài tập bậc tiểu học. Anh có thể chia sẻ những cảm xúc của mình khi có được niềm vinh dự này?

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Tôi chân thành cảm ơn chủ biên và các tác giả biên soạn sách giáo khoa, vở bài tập đã chọn 4 tác phẩm Mây đen và mây trắng - Chơi bán hàng - Bê con và Cháu nghe câu chuyện của bà của tôi đưa vào bậc tiểu học để giảng dạy và học tập. Dĩ nhiên đó vừa là vinh dự, cũng vừa là động lực quan trọng để tôi tiếp tục sáng tạo và hy vọng sẽ được các thầy cô giáo, các em học sinh thân yêu đón nhận.

PV: Những câu chuyện anh muốn kể cũng như những thông điệp anh muốn gửi gắm đến tuổi thơ trong những tác phẩm đó là gì? 

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Hơn 40 năm qua, phần lớn tác phẩm tôi viết trước khi in thành sách đã được in trên báo, tạp chí, các chuyên đề, nhất là báo Thiếu niên tiền phong, báo Nhi đồng, báo Hoa học trò, báo Phụ nữ Việt Nam, chuyên đề Ước mơ xanh, tạp chí Người phụ trách hoặc giới thiệu trên Đài Tiếng nói Việt Nam… Nhiều bài đã được chọn in trong các tuyển tập thơ thiếu nhi do Nxb Kim Đồng, Nxb Văn học, Nxb Trẻ… ấn hành. Bài Bê con (in trong tập thơ Mặt trời của biển, 1991, được trích đoạn in trong Bài tập phát triển năng lực môn Tiếng Việt lớp 1, tập 1), kể chuyện một chú bê con rất đáng yêu và ngộ nghĩnh chăm chỉ gặm cỏ ven đê sông Hồng, đó cũng là cách bê con yêu thương mẹ. Những bài còn lại đều in trong tập thơ Hoa cỏ, Nxb Hà Nội xuất bản năm 2002, tập thơ năm đó được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải thưởng. 

Với bài thơ Mây đen và mây trắng sau này tôi thấy có cốt truyện nên viết lại thành truyện, in trên báo Nhi đồng. Mây đen và mây trắng (truyện) được chọn in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1(bộ Cánh Diều). Câu chuyện chuyển tải thông điệp về cách đánh giá người khác không nên chỉ nhìn qua hình thức bề ngoài, bởi vì giá trị của mỗi người là ở chỗ họ đã làm được điều gì tốt đẹp, có ý nghĩa cho mọi người. Bài thơ Chơi bán hàng được chọn in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tập 1 (bộ Cánh Diều). Bài thơ kể lại một trò chơi quen thuộc của trẻ em, qua đấy mong muốn các em hãy biết trân trọng tình bạn, biết yêu thương, chia sẻ cùng bạn bè cũng như những người sống quanh ta. 

Sáng tác cho thiếu nhi là niềm hạnh phúc lớn
Hai năm qua, nhà thơ Nguyễn Văn Thắng xuất bản 5 tập thơ cho thiếu nhi. Ảnh: MT.
Riêng bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà đã được chọn in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (Nxb Giáo dục Việt Nam) mấy chục năm qua. Bài thơ kể lại một cảnh huống rất cảm động: một cụ già về quê mà bỗng nhiên bị lạc giữa đường về quê, được một cụ già khác không quen biết giúp đỡ, dẫn lối. Bài thơ gửi gắm một bài học về đường ăn nhẽ ở rằng con người cần biết nương tựa vào nhau, không phân biệt thân quen hay xa lạ. Bài thơ sau đó còn được chọn in trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 nâng cao, tập 1 (Nxb Giáo dục Việt Nam), được báo Nhi đồng chọn làm đề thi viết chữ đẹp toàn quốc năm học 2017- 2018 và được đưa vào bộ phim Mùa xuân ở lại, tập 1, phút 26, phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, tối ngày mùng một Tết năm 2020.

PV: Giữa bộn bề công việc nghiên cứu, giảng dạy, anh có thể “dan díu” với thi ca lúc nào?
Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Quả thực khoảng hai mươi năm làm công tác quản lý ở các cương vị khác nhau đã lấy đi của tôi rất nhiều thời gian và tâm trí, chưa kể những công việc xã hội khác mà tôi đã và đang đảm nhiệm. Thời gian dành cho sáng tác không nhiều nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê và hạnh phúc của người cầm bút, nhất là được viết cho các em thiếu nhi! 

PV: Lĩnh vực nghiên cứu khoa học thường khô cứng mà sáng tác thì bay bổng. Sự đối lập đó liệu rằng có khiến anh gặp trở ngại gì không? Nhất là, làm thế nào để có thể thoát khỏi những triết lý, lập luận rồi viết những vần thơ trong sáng, giản dị cho thiếu nhi? 

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng: Với tôi thì không có trở ngại gì lắm. Tôi vẫn làm thơ và vẫn dùi mài với công việc có vẻ rất khô khan là nghiên cứu khoa học mà. Tôi từng là chủ nhiệm hai đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm năm đề tài khoa học cấp cơ sở, một lần là chủ nhiệm, một lần là phó chủ nhiệm đề án, xuất bản một số công trình nghiên cứu khoa học, trong đó giáo trình lý luận chính trị, tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở… Trong chuyện này không có bí quyết nào cả, cũng không có sự ngẫu nhiên. Tôi xem công việc nói chung, sáng tác nói riêng là một tình yêu, một nguồn hạnh phúc, nhất là được sáng tác cho thiếu nhi nên đã gắng sức và may mắn có chút thành công.

Nhà thơ Nguyễn Văn Thắng từng nhiều năm dạy trung học phổ thông. Năm 1993, anh được điều chuyển làm cán bộ Đoàn, rồi về hệ thống trường Đảng từ năm 2002 đến nay. Anh từng là tỉnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, nhiều khóa là Đảng ủy viên Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng. Hiện anh là giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Hiểu rõ giá trị của thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam
    NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Sáng tác cho thiếu nhi là niềm hạnh phúc lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO