Sáng 28/8, bão Podul giật cấp 10 tiến vào Biển Đông

Theo Triệu Quang (Dân Việt)| 28/08/2019 09:43

Cơn bão Podul di chuyển rất nhanh với vận tốc 30km/giờ vào Biển Đông thành cơn bão số 4 năm 2019.

Sáng 28/8, bão Podul giật cấp 10 tiến vào Biển Đông - 1


Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão 
Podul. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ tối 27/8, bão Podul đang ở cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 110km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km. Như vậy, khoảng sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 4 hoạt động ở khu vực này trong năm 2019.

Đến 19 giờ ngày 28/8, tâm bão Podul ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 

Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 27/8, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7; từ sáng sớm 28/8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 19 giờ ngày 29/8, bão số 4 hoạt động ở ngay trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. 

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 19 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão nằm trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. 

Trong 72 đến 96 giờ và từ 96 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và còn có khả năng mạnh thêm.

Nhận định ban đầu của cơ quan khí tượng, cơn bão Podul nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng từ các tỉnh Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ vào cuối tuần. Vì vậy, người dân cần chủ động nắm bắt thông tin để có kế hoạch đi chơi vì đây đang là thời điểm nghỉ lễ 2/9.

Để chủ động ứng phó với bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai ra công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn về người, tài sản của nhân dân.

Đối với khu vực trên biển, thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão; bố trí chỗ neo đậu cho tàu, thuyền.

Hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển và trên các đảo; người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển.

Đối với khu vực đất liền, kiểm tra an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, đê điều, các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Sáng 28/8, bão Podul giật cấp 10 tiến vào Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO