Sách cổ về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt là Di sản thế giới

An Ngọc (Vietnam+)| 30/05/2018 21:22

Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, sách cổ “Hoàng hoa sứ trình đồ” của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào danh sách Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Sách cổ về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt là Di sản thế giới
Đoàn Việt Nam tại hội nghị. (Ảnh: Thu Phương)
Quyết định trên được đưa ra vào lúc 17 giờ 5 phút giờ địa phương (tức 15 giờ 5 phút theo giờ Hà Nội) tại Hội nghị Toàn thể lần thứ tám của Uỷ ban Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO diễn ra tại Gwangju (Hàn Quốc).

Cuốn sách hiếm gặp

Đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết, “Hoàng hoa sứ trình đồ” là cuốn sách miêu tả về một trong những hoạt động ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ 18, cụ thể là việc đi sứ của sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc, thể hiện việc giao lưu giữa các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cuốn sách có phần chính là bản đồ ghi chép bằng nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của sứ bộ Đại Việt thế kỷ 18 do Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768 từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung thêm các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ.

Nói khác đi, bên cạnh nội dung chính là vẽ lại bản đồ đi sứ của sứ bộ Đại Việt thế kỷ 18, sách còn có một số nội dung như: ghi lại cảnh sông núi, hình thức đón tiếp, độ dài cung đường, danh lam thắng cảnh, khảo sát lại hành trình đi sứ...

“Hoàng Hoa sứ trình đồ” có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm, được in trên bản mộc giấy dó.

Theo đánh giá chung, đây là cuốn sách độc đáo hiếm gặp về hành trình đi sứ mà một dòng họ lưu giữ được.

Thông qua với 17/17 phiếu

Hồ sơ “Hoàng hoa sứ trình đồ” đã được bảo vệ thành công tại phiên họp thứ 7 của khóa họp, được các nước đánh giá cao là một hồ sơ hiếm, quý nói về quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 18, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các dân tộc trong khu vực và trên thế giới và được thông qua với số phiếu 17/17 phiếu.

Sách cổ về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt là Di sản thế giới
Một trang của cuốn sách. (Ảnh: Thu Phương)

Hội nghị Toàn thể lần thứ tám của Uỷ ban Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO diễn ra từ ngày 29-31/5 tại Gwangju (Hàn Quốc) với sự tham gia của 125 đại biểu đến từ 28 quốc gia thành viên, Văn phòng UNESCO tại Băng Cốc, Văn phòng UNESCO tại Jarkarta, các chuyên gia tư vấn…


Như vậy, đế thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có ba di sản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc chương trình Ký ức Thế giới, bao gồm: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (2011) và Châu bản triều Nguyễn (2017).

Bên cạnh đó, bốn di sản khác của Việt Nam cũng đã đươc công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (2012), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016), Mộc bản trường Phúc Giang (2016) và sách cổ Hoàng hoa sứ trình đồ (2018).

Chương trình “Ký ức thế giới” được UNESCO khởi xướng vào năm 1992 với mục đích bảo tồn các di sản tư liệu của nhân loại; nâng cao ý thức, sự chú ý của thế giới tới việc gìn giữ các sưu tập tài liệu quý, hiếm... Chương trình này được quản lý bởi các ủy ban ở ba cấp: quốc tế, khu vực và quốc gia.

Danh hiệu này được chia thành hai loại: Di sản Tư liệu Thế giới  thuộc chương trình Ký ức thế giới (được xét vào các năm lẻ) và Di sản Tư liệu Thế giới  thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (xét vào các năm chẵn)./.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sách cổ về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt là Di sản thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO