Sắc thái văn hóa Bình Phước trên đất Hà thành

Gia Phú| 01/03/2018 09:22

Sau chương trình Tết Việt với các hoạt động trình diễn: dựng cây nêu, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp, múa sạp Thái, chơi các trò chơi dân gian… được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, Bảo tàng Dân tộc học lại cuốn du khách với chương trình “Vui xuân Mậu Tuất: Sắc thái văn hóa Bình Phước”. Diễn ra trong suốt hai ngày 24 và 25/2 (tức ngày mồng 9 và 10 Tết nguyên đán), chương trình đã mang đến cho du khách Thủ đô những trải nghiệm thú vị.

Sắc thái văn hóa Bình Phước trên đất Hà thành
Trình diễn múa sa dăm của người Khơ Me.
Khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong những ngày xuân mới nhộn nhịp và sôi động hơn. Khách tham quan không chỉ được trải nghiệm với những di sản văn hóa của dân tộc như: cồng chiêng, hát dân ca, dệt thổ cẩm truyền thống của người Xtiêng, múa sa dăm, dàn nhạc ngũ âm của người Khơme mà còn được thưởng thức hương vị ẩm thực địa phương như món lá nhíp xào đọt mây, thịt nướng xiên que, món bánh cống, bánh ống, cơm ống và bún nước lèo của người Xtiêng và Khơme. Những đặc sản vùng miền như hạt điều, hồ tiêu, rượu cần, đũa làm từ lá buông... cũng được giới thiệu trong dịp này. Đặc biệt, những người yêu thích văn hóa Bình Phước còn được giao lưu, trò chuyện với nhà nghiên cứu để tìm hiểu về phong tục, tập quán, lễ hội của một số dân tộc.

“Sắc thái văn hóa Bình Phước” không chỉ được điểm tô bằng các hoạt động mang đậm sắc thái văn hóa Bình Phước, mà còn trở nên đa sắc hơn với “cái hồn” Tết Việt cổ truyền qua các tiết mục trình diễn múa tứ linh, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, đánh đu, pháo đất... Chứng kiến các em nhỏ hòa mình trong các trò chơi dân gian của các dân tộc như: bịt mắt đập dừa, giấu khăn, ném khăn (Khơme), lăn bưởi (Si La), chạy ró (Việt), kéo co (Thái,Việt), đánh cây (Mnông)... hay khám phá 12 con giáp qua việc tô vẽ tranh hay tự tay nặn những con tò he ngộ nghĩnh càng cảm nhận rõ hơn những giá trị văn hóa truyền thống.

PGS. TS. Võ Quang Trọng – Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn tìm cơ hội để giới thiệu bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Mỗi năm, chúng tôi tổ chức một chủ đề gắn với mỗi một vùng miền, dân tộc với mong muốn chuyển tải đến du khách nhiều loại hình văn hóa của các tộc người ở các vùng miền để tôn vinh các giá trị văn hóa, đề cao lòng tự hào đối với di sản, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc”.

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Bình Phước bày tỏ: Chương trình ”Sắc thái văn hóa Bình Phước” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là dịp để tỉnh Bình Phước giới thiệu đến nhân dân cả nước những nét đặc trưng văn hóa hết sức độc đáo của các cộng đồng cư dân đã sinh sống lâu đời ở địa phương. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa quý báu của địa phương và quốc gia. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Sắc thái văn hóa Bình Phước trên đất Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO