“Rợn tóc gáy” trên những chuyến phà ngang sông Hồng mùa mưa bão

Nhóm PV/Gia đình&Xã hội| 13/08/2019 10:22

Từ lâu, người dân đi phà qua bến đò Hồng Vân từ địa phận huyện Thường Tín (Hà Nội) sang bến đò Bình Minh (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) luôn có cảm giác phập phồng âu lo bởi sự tròng trành của những chuyến phà chở quá tải. Ngay giữa mùa mưa bão nhưng những chuyến phà chở khách sang sông này vẫn không hề được trang bị phương tiện cứu sinh.

“Rợn tóc gáy” trên những chuyến phà ngang sông Hồng mùa mưa bão - Ảnh 1.

Những chuyến phà cùng lúc chở nhiều xe ôtô có thùng vượt quá tầm mắt của người lái, trong khi đó khách đi phà không được trang bị áo phao hay phao cứu sinh. Ảnh: PV

Giỡn mặt "hà bá"

Bến phà Hồng Vân nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng chừng 20km, nối liền huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hàng ngày có hàng trăm lượt người qua lại bến phà này, thế nhưng tính mạng của họ đang bị các chủ bến phà coi nhẹ khi hàng chục con người trên mỗi chuyến phà đều không được trang bị áo phao cứu sinh.

Được biết, nếu đi từ Hưng Yên sang Hà Nội bằng đường bộ, các lái xe ô tô phải đi đường vòng qua phà Yên Lệnh với chiều dài lên đến khoảng 50km, do đó chi phí sẽ tăng đáng kể. Nếu đi qua đò, hành trình sẽ rút ngắn được 40km, rất tiện lợi, giảm chi phí. Các chủ đò vì lợi nhuận, bất chấp nguy hiểm nên đã cho nhiều ô tô cùng lúc qua sông bằng đò, phà.

Theo ghi nhận trong nhiều ngày tháng 8/2019, dù trên mỗi con phà ở đây đều treo biển ghi trọng tải cho phép là 48N/2 ô tô (48 người và 2 ô tô) song có những chuyến phà chở từ 6 - 7 ô tô. Đáng nói, tất cả chủ phương tiện ô tô, xe máy chỉ việc trả tiền trên bờ rồi tự đi xe xuống phà, không có bất kỳ người hướng dẫn, sắp xếp nào. Trên phà cũng chỉ có một người lái, thi thoảng lại phải rời cabin để xuống sắp xếp xe máy, ra hiệu cho xe tải lùi vào chỗ.

Trên chuyến phà chúng tôi có mặt đang chở 3 xe tải trọng tải trên 3,5 tấn, 2 xe tải 1,25 tấn, 2 ôtô 7 chỗ và hàng chục xe máy. Trong số đó, ít nhất 3 xe tải có chiều cao thùng vượt quá tầm mắt của người lái. Thêm nữa, hai bên lan can phà (nơi hành khách đứng) không hề được trang bị phao cứu sinh tròn, áo phao.

Ông Nguyễn Văn Thành (xã Hồng Vân) cho hay, nhiều lúc xe to, trọng tải hơn 10 tấn chạy rầm rập xuống phà, làm phà tròng trành rất sợ. "Cứ cách khoảng 10 phút là có một chuyến qua sông. Ôtô được chở với mức giá từ 30.000 - 120.000 đồng/xe tùy tải trọng. Vì lợi nhuận kinh tế đã khiến chủ đò bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn, nếu xảy ra tai nạn hậu quả sẽ rất khó lường", ông Thành lo lắng.

Tương tự, tại bờ bên kia sông Hồng, bến đò Bình Minh (huyện Khoái Châu) cũng được cấp phép dùng phà một lưỡi để chở ô tô qua. Quan sát của PV cho thấy, vào buổi sáng sớm, buổi trưa và chiều tối lúc nào cũng có vài chục đến cả trăm ô tô các loại nối đuôi dài chờ qua phà. Tuy nhiên, hạ tầng tại bến đò này hiện đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Cụ thể, đường lên xuống bến khá dốc nhưng không có người của bến hướng dẫn phương tiện xuống phà, nên phương tiện lên xuống lộn xộn. Chiếc phà mang số hiệu HY0409 chỉ được phép chở tối đa 2 ô tô nhưng có những chuyến vẫn có tới 5 - 7 xe tải trọng lớn. Trên phà có hàng chục khách nhưng trên lan can phà chỉ treo vài chiếc áo phao cứu sinh.

Khảo sát tại bến phà Hồng Vân cho thấy, tình trạng chung là phương tiện không được sơn sửa thường xuyên, nhiều phương tiện khá cũ kỹ, chắp vá, không tổ chức hướng dẫn khách lên xuống, thiếu phao cứu sinh. Đặc biệt, vì có quá nhiều ô tô chiếm hết chỗ đứng trên phà nên những người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ phải tìm những chỗ trống len lỏi trên phà để đứng. Có những chuyến phà đông, nhiều người và xe phải đứng ra sát mũi do đó hoàn toàn có thể ngã xuống dòng nước chảy xiết bất cứ lúc nào.

Cần phải chấp hành như đi xe máy đội mũ bảo hiểm

Nhận định về thực trạng mất an toàn giao thông đường thủy, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: "Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thuỷ, đặc biệt là tại bến thuỷ ngang sông là rất lớn từ việc sử dụng phương tiện, người điều khiển phương tiện, đến ý thức của người tham gia giao thông thuỷ. Hiện nay, tình trạng người dân đi đò phà qua sông Hồng không mặc áo phao rất nhiều, phổ biến, đây là một hành vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao khi không may xảy ra các sự cố chìm đò, chìm phà".

Ông Thái cũng nêu rõ Thông tư số 15/2012/TT của Bộ GTVT quy định: Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

"Để chấn chỉnh tình trạng này cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn của các cơ quan nhà nước, làm thế nào để hành khách qua sông 100% phải mặc áo phao và mang dụng cụ nổi như việc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe mô tô, xe gắn máy trên đường bộ. Nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc mặc áo phao khi đi đò, qua phà, trước tiên cần nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện, người lái tàu. Chủ phương tiện có quyền từ chối chuyên chở những hành khách không chịu chấp hành yêu cầu này. Hãy nói không với những đối tượng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và không tôn trọng chính bản thân mình", Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẻ.

Ngày 12/8, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trần Việt Hà, Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT đường thuỷ nội địa (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí, lực lượng Thanh tra GTVT đường thuỷ nội địa đã kiểm tra và xử phạt chủ các phương tiện vi phạm. Ông Hà nhấn mạnh: "Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc tất cả các bến đò, bến phà dọc sông Hồng, chúng tôi sẽ phối hợp với đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhất là vào các giờ cao điểm. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tước bằng có thời hạn đối với thuyền trưởng cũng như tạm giữ phương tiện vi phạm".

Tìm hiểu thực tế của PV Báo Gia đình & Xã hội, không riêng trên địa bàn huyện Thường Tín, tại rất nhiều địa phương của TP Hà Nội vẫn chưa có quy hoạch cho hoạt động bến thủy nội địa cũng như bến đò ngang. Việc khai thác bến khách ngang sông ở nhiều nơi mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, còn hoạt động đảm bảo an toàn cho khách đi đò chưa được chú ý đúng mức. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, sâu sát. Vì vậy, chủ bến và người điều khiển chỉ tập trung vào khai thác vận chuyển khách sao cho nhanh, cho nhiều để thu lợi nhưng lại lơ là việc đầu tư mua sắm các dụng cụ cứu sinh, cứu hộ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
“Rợn tóc gáy” trên những chuyến phà ngang sông Hồng mùa mưa bão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO