Rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh

Bảo Hân/HNM| 28/05/2019 23:18

Chiều 28-5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Những điểm mới được quy định trong dự án luật

Dự thảo luật gồm 6 chương 40 điều, trong đó có nhiều điểm mới như không đặt vấn đề “nộp hồ sơ” khi đề nghị cấp hộ chiếu mà chỉ quy định điền vào tờ khai theo mẫu hoặc khai qua mạng internet để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. 

Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở trong nước nếu có căn cước công dân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục tại công an địa phương nơi thuận tiện nhất. Quy định hiện hành là nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn.

Đối với hộ chiếu phổ thông, theo quy định hiện hành, hộ chiếu hết hạn một ngày vẫn phải đến công an địa phương nơi thường trú để nộp hồ sơ, còn hạn một ngày có thể nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Dự thảo mới không đặt vấn đề hộ chiếu còn hạn hay hết hạn, mà quy định người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi được lựa chọn nơi tiếp nhận tờ khai. 

Ngoài ra, công dân có quyền lựa chọn nơi nhận hộ chiếu. Quy định này nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, tránh thủ tục phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực…

Về giấy tờ xuất nhập cảnh, dự án luật quy định hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông có 2 loại: Gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử. 

Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm (để phù hợp với Luật Căn cước công dân), có loại gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn không quá 5 năm (không gắn chíp điện tử). 

Thay cho việc cấp giấy thông hành cho công dân Việt Nam ra nước ngoài ngắn hạn phải về nước vì nhiều lý do khác nhau như hiện nay bằng việc cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn để thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với công dân trong mọi trường hợp, không phát sinh thêm mẫu mới.

Rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh

Tại báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nêu có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của các quy định về hộ chiếu có gắn chíp điện tử và quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, nên đề nghị bổ sung quy định chuyển tiếp để có lộ trình thực hiện cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi.

Từ năm 2010, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam”. Do đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Bộ Công an sớm hoàn thành các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng, bảo đảm cho việc sản xuất hộ chiếu có gắn chíp điện tử và vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.
Rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt.

Về điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh, có ý kiến đề nghị rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh; bổ sung trường hợp chưa cho nhập cảnh để ngăn chặn đối tượng vì lý do quốc phòng, an ninh nhập cảnh về nước hoạt động; bổ sung điều kiện nhập cảnh đối với người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa đủ 14 tuổi phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. 

Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Hiến pháp năm 2013 đều đã khẳng định xuất cảnh, nhập cảnh là quyền công dân; các quyền trên sẽ bị hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức xã hội, các quyền tự do của người khác. 

Do vậy, Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu các ý kiến trên để tiếp thu cho phù hợp; đồng thời, bổ sung quy định người đại diện hợp pháp đi cùng đối với người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa đủ 14 tuổi khi nhập cảnh Việt Nam.

Đối với Khoản 6 dự án luật quy định tạm hoãn xuất cảnh vì lý do dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm, tờ trình nêu hai loại ý kiến: Đề nghị không nên quy định trong luật (phương án 2) và đề nghị quy định trong luật (phương án 1).

Ông Võ Trọng Việt nêu Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành với loại ý kiến thứ hai gắn với phương án 1 và cho rằng việc quy định trường hợp hạn chế xuất cảnh vì lý do dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân; phong tỏa vùng dịch, ngăn chặn, dập dịch lây lan ra cộng đồng; phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thống nhất với Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. 

Đối với các nội dung khác, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, tránh lạm dụng, áp dụng tùy tiện quy định này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Rà soát để quy định chặt chẽ điều kiện xuất nhập cảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO