Sự kiện & Bình luận

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng​

Phan Anh 18:26 15/10/2024

Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ.

20df1c61-1623-4879-abb5-de5e93-4069-7083-1728982466.jpg
Giao diện tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cùng dự Lễ ra mắt Tủ sách có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các nhà khoa học, chuyên gia; lãnh đạo và các đơn vị Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Với tình cảm cách mạng trong sáng, trí tuệ uyên bác, gắn bó với nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong di sản để lại, với tư duy uyên bác, tầm nhìn chiến lược sâu sắc, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã luận giải sâu sắc về lý luận của đường lối đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; đặc biệt coi trọng việc vận dụng lý luận vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

xxxx.jpg
Các đại biểu bấm nút khai trương Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ tổng kết, đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng tầm lý luận, góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng và người đứng đầu Đảng ta về đường lối xây dựng đất nước cũng như đối với các lĩnh vực, các ngành, các cấp; định hướng các nhiệm vụ trọng yếu nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nói tủ sách điện tử là cơ sở dữ liệu quý phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Xuyên suốt các tác phẩm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung làm rõ quan điểm về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư cũng đưa ra những lý luận sắc bén về đường lối quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới; phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến; nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam.

Ông Lương Cường nhìn nhận cuốn sách của cố Tổng Bí thư bàn về vấn đề lý luận rất rộng, nhưng cách trình bày lại rất dung dị, chắt lọc. "Hiếm có sách về lý luận chính trị nào lại được đông đảo nhân dân trong nước và quốc tế quan tâm, đón nhận như vậy", ông nói.

Tủ sách được bố cục hệ thống, khoa học, chia thành hai phần: Phần thứ nhất là các cuốn sách do đồng chí Nguyễn Phú Trọng viết, gồm các cuốn sách được đồng chí viết trong suốt quá trình công tác, từ khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng đến khi giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng nhất trong Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện tầm nhìn, trí tuệ, tư tưởng cách mạng, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của một nhà lãnh đạo sáng suốt, kiên định.

Phần thứ hai là sách viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm những cuốn sách viết về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến lớn lao và nhân cách mẫu mực của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, phản ánh niềm tin yêu, sự kính trọng của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đối với đồng chí. Đặc biệt, Tủ sách còn có cuốn Sổ tang điện tử, ghi lại những tình cảm tiếc thương sâu sắc của đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế khi đồng chí từ trần.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kho tàng tri thức vô giá, lưu giữ những giá trị tư tưởng, lý luận, những bài học thực tiễn to lớn trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng; là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu của các chuyên gia cũng như cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.

Việc ra mắt Tủ sách điện tử này không chỉ là sự tri ân đối với những cống hiến to lớn của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn là điều kiện thuận lợi để lan tỏa những giá trị tư tưởng, lý luận quan trọng mà đồng chí cố Tổng Bí thư để lại cho thế hệ sau, cũng là trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa - chính trị của dân tộc. Tủ sách điện tử là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu của các chuyên gia cũng như cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng​
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO