Thế giới điện ảnh

Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"

Duy Minh 09:43 01/02/2025

Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.

ccb71e54-e7b2-459e-8692-740037759ac1-736-4073.png

Sau gần 2 năm giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước", vừa qua, TFS ra mắt phần tiếp theo của bộ phim "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước" mang tên "Khải hoàn ca giữa lòng Paris", dài 2 tập của biên kịch và đạo diễn Ngô Quang Thịnh.

Bộ phim "Khải hoàn ca giữa lòng Paris" là bài ca chiến thắng trên mặt trận ngoại giao và tư tưởng, là kết quả trong nghệ thuật ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nước châu Âu, để Việt Nam nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.

Câu chuyện bắt đầu từ dòng sông Neva ở thành phố Saint Petersburg, nơi có chiến hạm Rạng Đông oai hùng, nhìn về điện Smolny huyền thoại, nơi lưu dấu hình ảnh một vị lãnh tụ kiệt xuất của Liên Bang Xô Viết - Vladimir Ilyich Lenin- người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa đầu tiên trên Thế giới.

Từ Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách sang Đức, và trên con tàu Karl Liebknecht, Người đã lên đường đến Petrograd (nay là Saint Petersburg – cái nôi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại).

Từ những ngày đầu ở Petrograd, Bác đến với Moskva và tiếp tục tìm hiểu, học tập cũng như nghiên cứu về tư tưởng Lenin. Tại Moskva vẫn còn những địa điểm mang dấu ấn, tên gọi của Bác – là minh chứng rõ nét cho tình cảm của người dân Nga đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điểm nhấn của phim là câu chuyện về sự xuất hiện của lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao của Nhà thờ Đức Bà tại Paris vào đêm 18/1/1969.

Giữa lòng thủ đô Paris có Khải hoàn môn - biểu tượng cho chiến thắng dưới thời hoàng đế Napoleon I nhằm tôn vinh quân đội Pháp, thì cũng ngay giữa lòng Paris, Việt Nam đã có thắng lợi trên mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris năm 1973. Khải hoàn ca chính là bài hát ca ngợi tinh thần đấu tranh trên mọi mặt trận của Cách mạng Việt Nam đương thời, kế thừa di sản về nghệ thuật ngoại giao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại.

"Khải hoàn ca giữa lòng Paris" đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên chính trường trước thềm Hội nghị Paris năm 1973, là tiền đề để Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đến thống nhất trọn vẹn...

Nếu tập 1 chủ yếu tập trung vào việc tái hiện lại câu chuyện, thì trong tập 2 phim có kết hợp cả hiệu ứng đồ họa cũng như kỹ xảo trong việc miêu tả lại hành trình trèo lên để treo lá cờ trên nóc nhà thờ Đức Bà Paris của 3 người bạn Thụy Sĩ. Đó là ông Olivier Parriaux, ông Bernard Bachelard và Noé Graff đã dũng cảm treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng vào ngày mở vòng đàm phán Hội nghị Paris (19-1-1969). Và đây cũng là lần duy nhất sau 55 năm mà 3 ông được tái ngộ ngay dưới Nhà thờ Đức Bà Paris kể từ thời điểm lịch sử trên.

Trong phần 2 "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước: Khải hoàn ca giữa lòng Paris" được ghi hình ở 2 quốc gia Pháp và Thụy Sĩ. Đặc biệt ở Pháp, đoàn phim được ghi hình ở những địa điểm mang dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những nơi mà quân đoàn Việt Nam đã lưu trú trong thời gian đàm phán hiệp định Paris. Thời gian ghi hình ở nước ngoài trong 10 ngày và tiếp tục về hậu kỳ ở Việt Nam gần 3 tuần.

Để thực hiện được bộ phim này, đoàn làm phim tri ân sự cố vấn của các GS-TS, các nhà sử học như: PGS-TS Hà Minh Hồng, GS-TS Trình Quang Phú, bà Helen Luc - nguyên thượng nghị sĩ Đảng Cộng sản Pháp…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO