Ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam

Nguồn: chinhphu.vn| 09/08/2019 08:34

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghệ thông tin - Truyền thông (Vietnam ICT Summit 2019), Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam đã ra mắt với sự tham gia của 8 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu.

Ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng sự ra đời của Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. Ảnh: VGP/Đình Nam

Ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam khẳng định, Liên minh ra đời trên cơ sở tập hợp của những doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn nhất Việt Nam. Liên minh có sứ mệnh truyền cảm hứng trong toàn xã hội về chuyển đổi số, chủ động thực hiện chuyển đổi số và tạo ra nền tảng, hạ tầng, dịch vụ, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam và xã hội Việt Nam cũng chuyển đổi số.

Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Đề án Chuyển đối số quốc gia với những mục tiêu cụ thể và táo bạo như: Đến năm 2020, kinh tế số gia tăng 20% mỗi năm; Việt Nam thuộc nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới và top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu; xếp hạng top 50 thế giới và top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu; xếp hạng top 50 quốc gia về Chính phủ điện tử với 100% thủ tục hành chính được cung cấp ở cấp độ 3 và 4, đặc biệt, năng suất lao động xã hội tăng trưởng từ 8-10% mỗi năm.

Các địa phương cũng khẩn trương triển khai chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước với mô hình đô thị thông minh hướng đến mục tiêu góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền các đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể đạt được những mục tiêu ấy, bên cạnh thể chế của Chính phủ, sự hưởng ứng của xã hội, cần có sự tiên phong và dẫn dắt của các doanh nghiệp viễn thông và CNTT.

Các thành viên Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam cam kết, cùng chung tiếng nói, tích cực và trách nhiệm đóng góp để hoàn thiện thể chế và hành lang pháp lý cho chuyển đổi số quốc gia.

Liên minh cam kết phát triển hạ tầng mạng băng rộng quốc gia, bao gồm các mạng di động thế hệ mới (4G, 5G), triển khai cáp quang rộng khắp, phấn đấu đến từng hộ gia đình, phát triển mạng viễn thông ảo hóa, mạng điện toán đám mây, phát triển mạng kết nối internet vạn vật (IOT) sâu rộng, phát triển các nền tảng mở (ATI, open, platform) tạo sân chơi số bình đẳng cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Chủ động, tích cực tham gia hoàn thiện Chính phủ điện tử trong thời gian sớm nhất. Nhanh chóng cung cấp cho người dân các hệ sinh thái dịch vụ số như thanh toán số, thương mại điện tử, nội dung số, kinh tế chia sẻ,…

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ an ninh mạng, bảo vệ an toàn mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia trên không gian mạng. Tạo động lực và nhu cầu cho việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực CNTT-truyền thông chất lượng cao trên toàn cầu.

Ông Lê Đăng Dũng chia sẻ, trước đây chúng ta đã nghe nhiều đến khái niệm tin học hóa, số hóa trong sản xuất kinh doanh để tăng năng suất lao động. Nhưng chuyển đổi số là quá trình hoàn toàn mới, làm thay đổi sâu sắc doanh nghiệp, từ tư duy tiếp cận và giải quyết vấn đề, mô hình quản trị, cho đến cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Quá trình thay đổi sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực để chúng ta có thể tiếp cận một năng lực mới. Chuyển đổi số là quá trình không thể tránh né. Nhưng bằng sự đoàn kết, chia sẻ và tin cậy, chúng ta có thể giảm bớt những va vấp, thất bại không đáng có để cùng nhau đạt đến thành công chung.

Bước tiếp theo, Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam sẽ mở rộng để các doanh nghiệp có đủ năng lực cùng tham gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO