Ra mắt không gian trưng bày "Cung đình ngày xuân" tại Hoàng thành Thăng Long

Thạch Vũ| 15/01/2023 08:05

Trong khuôn khổ chương trình Tết Việt 2023 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, ngày 14/1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội ra mắt không gian trưng bày “Cung đình ngày xuân”. Sự kiện giới thiệu về nghi lễ Chính đán thời Lê với lễ thiết triều đầu năm, thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân an.

z4039383410997_3cab0d52b8b62a9cd61c543cc1d0c130.jpg
Tết truyền thống với sự xuất hiện của các dòng tranh dân gian được tái hiện tại trưng bày.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Tết Nguyên đán là lễ tiết quan trọng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của người Việt và các nước Đông Á. Đặc biệt, Tết trong cung đình còn mang vẻ độc đáo của sự tôn nghiêm và quyền lực. Một trong những nghi lễ đầu tiên quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán là lễ Chính đán - một nghi lễ triều hội của triều Lê, tổ chức vào ngày mùng 1 Tết với nghi thức thiết Đại triều ở điện Kính Thiên.

Lễ Chính đán được tổ chức với nghi lễ trang nghiêm thể hiện mong muốn phồn thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc, tạo ra một không khí đầu xuân, một sự khởi đầu mới với niềm hy vọng mang những dự báo tốt đẹp cho năm mới.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội chia sẻ thêm: “Việc giới thiệu trưng bày tới đông đảo công chúng và du khách của trung tâm nhằm quảng bá những giá trị văn hóa của Khu di sản Hoàng thành, trong đó có giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa”.

Theo đó, nghi lễ Chính đán được diễn giải với 3 phương thức, gồm: Hệ thống tranh vẽ phỏng dựng nghi lễ Chính đán trong cung đình Thăng Long thời Lê; không gian phỏng dựng nghi thức các quan dâng biểu chúc mừng nhà vua năm mới thêm hưởng phúc lành, sống lâu muôn tuổi; giới thiệu nghi thức ban thưởng tiền xuân thông qua bộ sưu tập tiền thưởng cổ thời Cảnh Hưng của nhà sưu tầm Đức Long.

Cùng với trưng bày “Cung đình ngày xuân”, chương trình Tết Việt 2023 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long còn có không gian trưng bày hoa, cây cảnh, với những cây hoa đặc trưng của mùa xuân, như: Đào, cúc, lan, thược dược, đỗ quyên. Không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống giới thiệu những vật phẩm Tết chào đón năm mới an khang, thịnh vượng; thú chơi tranh Tết, một phong tục cổ truyền trong dịp Tết của người Việt với sự hiện diện của các dòng tranh nổi tiếng: Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ; phong tục thờ cúng vào ngày Tết của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Treo câu đối, đốt pháo Tết, xin chữ đầu năm, mừng tuổi...

Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long mở cửa phục vụ khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (trừ 3 ngày từ 29, 30 tháng Chạp đến mùng 1 Tết); từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian: Múa rối nước, rối cạn...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt không gian trưng bày "Cung đình ngày xuân" tại Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO