Ra mắt Chi hội Kiều học Hà Nội

Bài, ảnh: Sơn Dương| 25/04/2019 13:42

Ngày 25/4/2019 tại Văn miếu Quốc Tử giám (Hà Nội) đã diễn ra Đại hội thành lập Chi hội Kiều học Hà Nội. Chi hội do TS Đinh Công Vỹ làm Trưởng ban vận động thành lập. Chi hội chuyên nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều dưới mọi góc độ của những lĩnh vực khoa học khác nhau.

Ra mắt chi hội Kiều học Hà Nội

TS. Đinh Công Vỹ Trưởng ban vận động thành lập Chi hội Kiều học Hà Nội phát biểu tại Đại hội

Tham dự buổi lễ có GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam, Cùng các vị cựu lão thành chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và giảng dạy truyện Kiều của Nguyễn Du như GS Nguyễn Đình Dũng, GS Trần Đình Sử và lão nhà Thơ Đường Luật Hoài Yên - nguyên Chủ tịch câu lạc bộ đường luật Unessco Việt Nam, người có nhiều công trình công trình nghiên cứu thơ Nguyễn Du.

Trải qua 8 năm hoạt động vô cùng sôi nổi, Hội Kiều học Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ thành 12 chi hội trên cả nước, nhưng ngay tại Thủ đô Hà Nội tính tới năm 2019 lại chưa có chi hội nào. Chính vì vậy hôm nay ở chốn “ Thượng đô của kinh sư muôn đời” -  Văn miếu Quốc Tử Giám, trái tim văn hoá của cả nước, đã chính thức ra đời một chi hội Kiều học. Lễ ra mắt Chi Hội Kiều học đã thỏa bao ước mơ, mong chờ, để xứng với thi hào dân tộc muôn vàn tôn kính, để thỏa mãn với những tấm lòng say sưa với truyện Kiều bất tử, xứng với trái tim của cả nước, xứng với Hội kiều học đầy tự hào. Chúng ta phải có một kế hoạch và phương hướng hoạt động trong nhiệm kì đầu của Chi hội Hà Nội - TS. Đinh Công Vỹ Trưởng ban vận động thành lập Chi hội Kiều học Hà Nội nói.

Trong buổi lễ ra mắt, Chi hội đã thông qua Điều lệ Hội Kiều học Hà Nội, trong đó nhấn mạnh chức năng của Hội là thúc đẩy sự bảo tồn, phát triển và giới thiệu những tinh hoa của Truyện Kiều trên phạm vi Thủ đô Hà Nội, cả nước và quốc tế.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Hội là nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều dưới mọi góc độ của những lĩnh vực khoa học khác nhau, tập hợp các nhà nghiên cứu để phổ cập kiến thức của một Hội khoa học chuyên ngành lấy Truyện Kiều làm đối tượng nghiên cứu: ngành Kiều học.

Bên cạnh đó Chi hội Kiều học Hà Nội khi được thành lập cần tổ chức một trang mạng hay một tập san để các nhà khoa học, các cộng tác viên về kiều học Hà Nội có thể trao đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó Chi hội khi được thành lập cũng có những vấn đề nan giải phải lường trước như công việc của Chi hội không phải riêng mình mà giải quyết được, có những vấn đề còn phụ thuộc vào các cơ quan có trách nhiệm quyết định, phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan.

Ra mắt chi hội Kiều học Hà Nội

Đại biểu tham dự buổi lễ gửi lời chúc tốt đẹp khi kết thúc đại hội

Kết thúc buổi lễ ra mắt, các chuyên gia gửi lời chúc tới Chi hội Kiều học Hà Nội cũng như Hội Kiều học Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng và truyền bá Văn hóa Kiều học tới nhân dân Thủ đô, cả nước và bạn bè Quốc tế.

Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội tụ đầy đủ tinh hoa ngôn ngữ Việt và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống văn hóa, xã hội của dân tộc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và phát huy tác dụng của Truyện Kiều ở nước ta chưa tương xứng với vị thế của tác phẩm trên diễn đàn và trong đời sống. Do vậy, sự ra đời của Hội Kiều học Hà Nội - Hội khoa học nghiên cứu Truyện Kiều là việc làm rất ý nghĩa.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Chi hội Kiều học Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO