Hà Nội

Quy tắc ứng xử nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Thủ đô

Ly Ly 13/12/2023 16:53

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong đó, nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay được triển khai, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô tham gia, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội.

Môi trường, cảnh quan ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp

Điển hình như tại khu vực sân chung của hai nhà C8 - C9 ở phường Thành Công, quận Ba Đình, trước đây bị một số hộ dân chiếm dụng làm nơi trông giữ xe, bán hàng ăn. Chi bộ, chính quyền và Hội Phụ nữ Tổ dân phố số 15 đã vận động các hộ dân trả lại không gian chung; vận động các hộ đóng góp chỉnh trang khuôn viên. Khu vực này đã trở thành sân chơi cộng đồng kiểu mẫu và nhà hoa cộng đồng. Mọi người dân trong chung cư ai nấy đều hồ hởi, phấn khởi.

Hội Phụ nữ Tổ dân phố đảm nhiệm công trình vẽ hơn 60m2 tranh bích họa, xây bồn gạch và trồng cây xanh, kêu gọi xã hội hóa để lắp đặt thiết bị vui chơi cho trẻ em, thiết bị tập luyện. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể với nòng cốt là Hội Phụ nữ tiếp tục vận động mọi người thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Tại phường Trúc Bạch triển khai xã hội hóa trang trí trên các tuyến phố ẩm thực, trang trí các cửa hàng bảo đảm mỹ quan, vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy tắc ứng xử được niêm yết, gắn mã QR.

Bên cạnh đó, UBND quận Ba Đình đã triển khai mô hình “Tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch, đẹp”. Mô hình hướng tới việc tuyên truyền vận động người dân tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; Tôn trọng không gian chung của cộng đồng; Giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, duy trì trật tự. vệ sinh thường xuyên; Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái; Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường; Không vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng; Không nói to, gây ồn ào, mất trật tự; Không kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực; Không nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; Không xả rác thải, chất thải trái nơi quy định; Không phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; Không viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng; Không thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng.

7.jpg
Nhân dân trên địa bàn Thủ đô tích cực tham gia quét dọn, vệ sinh ngõ phố

UBND phường Đội Cấn là đơn vị làm điểm triển khai mô hình này. Mô hình này tiếp tục được triển khai rộng khắp các phường trên địa bàn quận.

Việc triển khai mô hình với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các phường, sự tích cực tham gia của cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường đã góp phần làm giảm đáng kể các vấn đề xã hội đang tồn tại và tình trạng vi phạm về vệ sinh môi trường, văn minh đô thị ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.

Ứng xử văn minh tại các di tích

Hà Nội có 5.922 di tích và việc xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự cũng là nội dung quan trọng của thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố về triển khai bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo UBND các phường thực hiện niêm yết bộ quy tắc tại các di tích. Thường xuyên rà soát những vị trí còn thiếu hoặc hư hỏng do thời tiết để kịp thời bổ sung đầy đủ. Chỉ đạo phòng Văn hóa và thông tin niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích do quận quản lý như: đền Quán Thánh, núi Sưa, đền Voi phục - Thủ Lệ, đền Thủy Trung Tiên. UBND các phường niêm yết quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, UBND quận Ba Đình, trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 74 di tích. Thông qua các hoạt động tuyên truyền gắn với tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, người dân có ý thức hơn trong ứng xử tại nơi công cộng, tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện tượng ăn mặc hở hang gây phản cảm không còn nhiều, không còn tình trạng tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan tại các di tích.

Tại quận Đống Đa, 100% các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận được lắp đặt bảng Quy tắc ứng xử nơi công cộng khổ lớn theo mẫu chung của Thành phố tại vị trí trang nghiêm, dễ nhìn, dễ thấy.

Ban tổ chức lễ hội tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương và du khách đến dự lễ hội nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, về ý nghĩa và giá trị lịch sử của lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh, hạn chế việc thắp hương, đốt vàng mã trong khu di tích; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lẻ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định... nhằm giữ gìn cảnh quan nơi thờ tự.

Sau gần 7 năm triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng; nhân rộng những mô hình cụ thể để người dân tham gia nhằm đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng đi sâu vào đời sống; giúp phát triển văn hóa, xây dựng người Thủ đô văn minh, thanh lịch. Đặc biệt, người dân là đối tượng được hưởng lợi khi tham gia vào công tác thực hiện, giám sát thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử
    “Việc kiểm tra kết quả triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố cần tiếp tục được đẩy mạnh, duy trì thường xuyên, liên tục và đi vào chiều sâu. Trong thời gian tới, Đoàn kiểm tra sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng theo chuyên đề ”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
  • Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng
    Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội vừa cho biết, 6 tháng năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội 6 tháng năm 2025 ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam
    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 24/6/2025 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời chỉ đạo việc tổ chức lại, sắp xếp lại các đơn vị này theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
  • Thị xã Sơn Tây sẵn sàng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Thành ủy Hà Nội và Công văn số 5537-CV/BTCTU ngày 16/6/2025 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hành, kiểm nghiệm các mô hình tổ chức, quy trình vận hành mới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Quy tắc ứng xử nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO