Quỳ Hợp - Nghệ An: Nỗi lo an toàn về chiếc cầu dân sinh

Tăng Giang| 12/08/2018 10:03

Tre, nứa, gỗ tạp là những vật liệu được sử dụng để làm chiếc cầu dân sinh bắc qua sông với chiều dài khoảng 100m. Thực tế đó đang diễn ra trên khu vực sông Dinh đoạn qua xóm Sơn Tiến, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Quỳ Hợp - Nghệ An: Nỗi lo an toàn về chiếc cầu dân sinh
Cầu tạm bắc qua sông Dinh ở thôn Sơn Tiến

Những ai có mặt chứng kiến tại đây không khỏi “thót tim” khi chiếc cầu tạm chênh vênh bắc qua sông Dinh dài khoảng 100m này lại được làm từ các loại: Tre, nứa, gỗ tạp… không lan can bảo vệ, cột trụ to lắm cũng chỉ bằng bắp chân, rộng khoảng 1m, được lát bằng nứa, hai bên được chằng chống bằng những cột tre để chống xiêu vẹo, rung lắc. Ám ảnh với chúng tôi là hình ảnh các cháu học sinh, người già, phụ nữ lưu thông trên chiếc cầu. Mỗi lần gió thổi qua là những đôi tay yếu ớt của các cháu, run run của chị em phụ nữ, người già từ xóm đi ra UBND xã, huyện như muốn lao ra khỏi chiếc cầu tạm bợ.

Khi được hỏi chiếc cầu do ai làm thì người dân trên địa bàn cho biết: họ tự góp tiền, công sức, vật liệu để làm chiếc cầu này. Cầu chỉ đi được một chiều, nếu bên này đi thì bên kia phải dừng lại để nhường. Mấy năm nay đến mùa mưa bão là bà con trong xóm gần như bị cô lập hoàn toàn. Nhất là các cháu học sinh, năm học mới cũng là mùa mưa bão, các cháu sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, bà con thì không thể lên UBND để giao dịch, bởi lý do: mùa mưa, sáng đi cầu còn, khi về cầu không thấy đâu nữa. Cầu bị cuốn trôi.

Trao đổi với các cấp lãnh đạo sở tại cho biết: địa hình nơi đây là miền núi, sông rộng, dốc. Mùa khô nước cạn, nhưng mùa mưa thì lũ lụt, nên để làm chiếc cầu rất cần nhiều vốn. Trong lúc đó ngân sách địa phương hạn hẹp. Cần lắm sự chung tay vào cuộc của các cấp nghành, doanh nghiệp để bà con xóm Sơn Tiến, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp có một chiếc cầu dân sinh. Tạo điều kiện cho bà con được lưu thông thuận tiện, thúc đẩy kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn được phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Quỳ Hợp - Nghệ An: Nỗi lo an toàn về chiếc cầu dân sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO