Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tái bản lần thứ 3 bộ sách “Lịch sử quân sự Việt Nam” của Viện Lịch sử quân sự. Bộ sách được xem như “tập đại thành” dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả từ thời Hùng Vương – An Dương Vương cho đến ngày nay.
Từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn vé đến hết tháng 12/2024.
Trong không khí phấn khởi tự hào hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Quân tình nguyên và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (30/10/1949-30/10/2024) và 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), sáng 19/10 Thường trực Ban Liên lạc QTN và CGQS Việt Nam giúp Lào tại Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm và gặp mặt truyền thống cựu cán bộ, chiến sĩ, các thế hệ con cháu của các Cựu cố vấn chuyên gia, quân tình nguyện Đoàn 959.
Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
Hội nghị quân sự Trung Giã (diễn ra từ ngày 4-27/7/1954) là sự kiện đặc biệt gắn liền với thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức của người dân nơi đây vẫn còn nguyên cảm xúc tự hào khi kể về không khí hào hùng cùng thời khắc diễn ra hội nghị. Hội nghị Trung Giã đã góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong những ngày tháng Mười, mùa thu lịch sử.
Sáng 30-7, Bộ Quốc phòng phối hợp Thành ủy Hà Nội, huyện Sóc Sơn, Viện Lịch sử quân sự tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học”.Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.
Ngày 21/7, Đại tá Phan Thắng - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đến thăm, tặng quà một số đối tượng người có công và thân nhân các gia đình có công với cách mạng tiêu biểu tại TP Huế nhân kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947 – 27/7/2024.
Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã (thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) là nơi diễn ra cuộc hội đàm giữa Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và phái đoàn quân đội Pháp từ ngày 4/7-27/7/1954 để bàn về tất cả các vấn đề mà cuộc đàm phán ở Genève đặt ra. Di tích đang được huyện Sóc Sơn và TP. Hà Nội lên kế hoạch tôn tạo, tu bổ trở thành không gian giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử Thủ đô cho thế hệ trẻ.
Từ ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng của Hội nghị quân sự Trung Giã đối với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, chính quyền, lượng vũ trang và Nhân dân Thủ đô Hà Nội; được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng, Thành ủy Hà Nội phối hợp với Viện Lịch sử quân sự tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học”.
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024, sáng 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc mừng lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản với chức sắc, tăng ni, phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sáng 26/2, ngày thứ hai của đợt giao, nhận quân năm 2024, 250 thanh niên của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP Hà Nội để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Luật gồm 6 chương, 34 điều, quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chế độ, chính sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Trần Quốc Tuấn là con An Sinh vương Trần Liễu, tương truyền là Thanh Sơn đồng tử giáng sinh, một đêm phu nhân của Trần Liễu nằm mộng thấy một đồng tử áo xanh chui vào bụng mình, có mang rồi sinh ra ông.
Lý Thường Kiệt (1019-1105) vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.
Lý Thái Tông là miếu hiệu của Lý Phật Mã, con trưởng Thái tổ Lý Công Uẩn. Lý Phật Mã sinh tại Hoa Lư ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (dương lịch là năm 1000). Đấy là đời trị vì của Đại Hành hoàng đế nhà Tiền Lê (Lê Hoàn), niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay, tiền thân là Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam, tại 28A đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình - Hà Nội.
Chùa Quán Sứ trước đây thuộc thôn An Tập, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Thời Lê, thôn An Tập thuộc tổng Nội, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Hiện nay, chùa ở số nhà 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội được xem là biểu tượng quân sự giữa lòng Thủ đô, tạo cho du khách có cơ hội tiếp cận với chứng nhân lịch sử và chạm vào biểu tượng đem đến sự tự hào cho dân tộc.