Trao đổi với pv, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội Cao Văn Hiệp cho biết, trong khi quy định về kinh doanh vận tải hành khách còn nhiều lỗ hổng, không ít địa phương lại buông lỏng quản lý, phó mặc tình trạng bát nháo của xe khách liên tỉnh (XKLT) cho lực lượng chức năng Hà Nội.
Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội Cao Văn Hiệp
Ông nhận định như thế nào về tình trạng vi phạm của XKLT trên địa bàn Hà Nội hiện nay?- Hà Nội là một đô thị lớn, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, từ lâu đã trở thành một thị trường vận tải hành khách sôi động, thu hút rất đông DN cả trong và ngoài TP tham gia khai thác. Hiện tượng XKLT vi phạm luật giao thông cũng như quy định về kinh doanh vận tải diễn biến phức tạp hơn hẳn nhiều địa phương khác. Hiện TP vẫn còn tồn tại một số vấn đề như xe khách rùa bò, xe dù bến cóc...Trong năm 2021, Thanh tra Sở GTVT sẽ làm gì để hạn chế tình trạng trên?- Trong năm nay, Thanh tra Sở GTVT đã đặt quyết tâm rất cao, xây dựng Kế hoạch số 339/KH - TTS, tăng cường, duy trì liên tục kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, ATGT, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn TP. Điểm khác biệt là kế hoạch này sẽ kéo dài trong suốt cả năm 2021, chứ không chỉ theo từng đợt ra quân cao điểm như nhiều năm trước.
Xe khách hoạt động tại bến Mỹ Đình. Ảnh: Phạm Hùng |
|
Ông kỳ vọng thế nào vào kế hoạch này của năm nay?- Chắc chắn công tác xử phạt sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ, góp phần hạn chế tình trạng XKLT vi phạm trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế rằng, còn có nhiều lỗ hổng trong quy định của pháp luật, còn có sự buông lỏng quản lý, “đánh bùn sang ao” của nhiều địa phương khác khiến Hà Nội phải chịu trận, chưa thể giải quyết triệt để những tồn tại trong hoạt động của XKLT.Cụ thể là những lỗ hổng gì, thưa ông?- Ví dụ như việc không bắt buộc DN vận tải phải đăng ký biển số xe cụ thể cho mỗi nốt xe dẫn đến có những DN đem một nốt chia cho tới 2 hoặc 3 xe. Rõ ràng là khi 3 xe chung một nốt, thời gian hoạt động kém đi, doanh thu thấp, các xe sẽ phải tìm cách chạy dù, chạy ngoài để bù đắp. Các xe này còn được đưa vào danh sách dự phòng nên khi chạy ngoài chỉ xử lý được lỗi không có lệnh vận chuyển, bản chất không phải xe dù vì có nốt tuyến rõ ràng.Hay là việc cho phép DN đăng ký xe chạy ngày chẵn lẻ. Xe đi ngày lẻ đến Hà Nội, lại phải đợi ngày lẻ mới về địa phương đối lưu. Trong ngày chờ đợi đó các xe này lê la khắp ngõ ngách, bắt thêm khách, đón thêm hàng, gây mất trật tự trên địa bàn Hà Nội. Hoặc tình trạng các địa phương cho đăng ký ồ ạt XKLT, quá cảnh Hà Nội. Không ít trong số đó chỉ cần được phép đi qua TP, nhất là trên tuyến Vành đai 3 xuyên tâm để tranh thủ vợt khách hoặc trả khách. Trong khi quy hoạch luồng tuyến do Bộ GTVT xây dựng chỉ nói lộ trình đi qua Vành đai 3, chứ không nói rõ đường trên cao Vành đai 3 nên nhiều tài xế cố tình đi xuống dưới để đón trả khách mà không thể xử lý lỗi đi sai hành trình.Một vấn đề đặc biệt nhức nhối và vất vả cho lực lượng chức năng của Hà Nội là xe đăng ký kinh doanh ở tỉnh khác, khi vi phạm, lực lượng chức năng phát hiện thì xử lý được phương tiện, người lái nhưng không xử lý được DN, vì không thuộc thẩm quyền. Một số lỗi có thể phát hiện qua thiết bị giám sát hành trình muốn xử phạt cũng phải do Thanh tra Sở GTVT địa phương đối lưu, Hà Nội không phạt được. Sở GTVT Hà Nội thường xuyên có thông báo, đề nghị Sở GTVT các địa phương khác xử phạt DN, người lái XKLT vi phạm nhưng không đạt hiệu quả thực chất.Vậy theo ông, phải giải quyết những tồn tại, khó khăn đó từ đâu?- Tôi nghĩ, Bộ GTVT phải phát huy được vai trò tích cực nhất trong việc rà soát, lấp những lỗ hổng trong quy định về kinh doanh vận tải hành khách. Bên cạnh đó, Bộ GTVT phải tham mưu cho Chính phủ có những biện pháp hữu hiệu, nhằm tăng cường sự phối hợp đồng bộ cả trong quy hoạch, quản lý vận tải lẫn xử lý vi phạm giữa Hà Nội và tất cả địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là những địa phương có tuyến XKLT đối lưu hoặc quá cảnh Hà Nội.Xin cảm ơn ông!