Phòng tránh nguy cơ mất an toàn trường học dịp Tết

Phương Anh| 12/01/2023 21:33

Thời điểm này, nắm bắt được tâm lý của học sinh trước kỳ nghỉ Tết, các em dễ mải chơi, có nguy cơ bị lôi kéo vào những hành vi lệch chuẩn, gây tai nạn thương tích,... các trường học đã và đang chủ động tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa những nguy cơ mất an toàn cho học sinh.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Năm học 2022-2023, thành phố Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, với hơn 2.800 trường học và hơn 2,2 triệu học sinh. Bên cạnh việc tổ chức dạy học, công tác bảo đảm an toàn cho học sinh được toàn ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không thể lơ là trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn cho học sinh ở Thủ đô luôn đứng trước nhiều thách thức, bởi nhiều tác động khác nhau: quy mô trường, lớp nhiều, số lượng học sinh đông, ở nhiều độ tuổi, lại trong bối cảnh chịu tác động đa chiều từ sự phát triển của xã hội,…

Ví dụ đơn cử, ngày 6/9/2022, ngày học thứ hai của năm học mới 2022-2023, một số học sinh của Trường Trung học phổ thông Quang Minh (huyện Mê Linh) đã bị một mảng vữa trần của phòng học rơi trúng, may mắn không có thiệt hại nặng, nhưng là hồi chuông cảnh báo với nhiều đơn vị. Nguyên nhân là do trường được xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng... Sau sự việc này, các trường học trên địa bàn thành phố đều rà soát lại toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hạng mục phục vụ học sinh. Tuy nhiên, phụ huynh học sinh vẫn còn thấp thỏm, bởi hiện còn khá nhiều trường học đã có tuổi đời cao, nhiều hạng mục xuống cấp.

Hiện tại là thời điểm chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các em thường có tâm lý xả hơi, trong khi đó thầy, cô giáo lại bận hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu lơ là, chủ quan. Do đó, các nhà trường cần phải tăng cường công tác quản lý để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn đối với học sinh.

Nỗ lực phòng tránh

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, về cơ bản, công tác bảo đảm an toàn cho học sinh của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm cao. Tùy tình hình thực tế, mỗi nhà trường có phương án triển khai phù hợp, với tinh thần chủ động phòng tránh, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho học sinh.

Quận Thanh Xuân là một trong số các đơn vị đầu tiên của thành phố Hà Nội đã lắp đặt hệ thống camera giám sát phía ngoài trường học, kết nối trực tiếp với lực lượng công an; duy trì tốt mô hình bảo vệ chuyên nghiệp ở các nhà trường, nhằm tăng tính an toàn, nhất là đối với các trường học có hầu hết nhà giáo là nữ. Cách làm này cũng hạn chế tình trạng nhân viên bảo vệ thiếu chuyên nghiệp, không có kỹ năng xử lý các sự cố, giúp phụ huynh yên tâm hơn.

Trước những cảnh báo về nguy cơ gia tăng tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình) Nguyễn Quốc Dương cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại cũng như cách nhận diện, phòng tránh thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện khác, nhà trường tăng cường rà soát, kiểm tra trong khuôn viên trường, nhất là tại các khu vực khuất; phân công bảo vệ, giáo viên lưu ý khu vực nhà vệ sinh...

Từ nay tới trước ngày học sinh nghỉ Tết, giáo viên chủ nhiệm tăng cường thông tin tới phụ huynh về giờ giấc học tập; đồng thời tăng cường quản lý, giám sát, thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ.

Để đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, trong đó đặc biệt lưu ý công tác tổ chức ăn bán trú, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và nhận diện các hình thức lừa đảo qua mạng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Phòng tránh nguy cơ mất an toàn trường học dịp Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO