Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ ở cây có múi

PV| 26/08/2019 09:35

Vàng lá, thối rễ là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây có múi như cam, quýt, bưởi... Bệnh có khả năng lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế nên bà con cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp canh tác, phòng trừ hợp lý.

Bệnh vàng lá thối rễdo nấm Fusarium solani gây hại. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém và phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp (pH thấp từ 3,9-4,5); những vườn thiếu chăm sóc, sử dụng nguồn cây giống trôi nổi... Ở những vùng đất có tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

Biểu hiện bệnh hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường. Ban đầu, triệu chứng đầu tiên là lá chuyển màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng khi bị lay nhẹ. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên. Lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện lá vàng, cây vẫn sống nhưng ở phần rễ cây thì bị thối, từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng, tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.

Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ ở cây có múi

 Biểu hiện bệnh vàng lá trên cây bưởi

Để có biện pháp canh tác hợp lý, bà con cần hiểu rõ nguyên nhân phát sinh bệnh. Theo đó, vườn trồng cây có múi đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Nếu vườn thấp phải làm bờ bao để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ. Để giảm thiểu bệnh hại, bà con cần chọn cây giống sạch bệnh kết hợp tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên cắt bỏ những cành già yếu, sâu bệnh; sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới.

Vào đầu mua mua, các vườn cần được bón để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Khi cây chớm bệnh, cần cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại; kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.

Bệnh vàng lá thối rễ rất khó chữa trị nên bà con cần lưu ý theo dõi vườn và dùng thuốc phòng ngừa bệnh sớm. Hiện nay, hai phương pháp phòng trừ bệnh có thể áp dụng là phương pháp sinh học và phương pháp hóa học.

Đối với giải pháp sinh học, nhà nông có thể sử dụng thuốc Zianum 1.00WP theo hai thời điểm khác nhau.

Vào đầu mùa mưa, bà còn dùng thuốc Wellof 3 G với hàm lượng 25-50g/gốc, rải quanh vùng rễ cây và tưới ướt đẫm để trừ tuyến trùng và các côn trùng hại rễ. Sau đó, bà con cần bón nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) kết hợp với thuốc trừ bệnh Zianum 1.000WP (Trichoderma) với liều dùng 50g/10 lít nước (tưới 5 lít nước/gốc).

Vào giai đoạn giữa mùa mưa, bà con xử lý lần 2 như cách xử lý lần 1. Trong đó, Zianum 1.000WP chỉ sử dụng trong điều kiện bệnh chưa xuất hiện (phòng bệnh) hoặc sau khi xử lý thuốc trừ bệnh (cây bị bệnh) 1 tháng.

Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ ở cây có múi

 Manozeb 80WP, Bonny 4 SL và Simolex 720WP, các loại thuốc được nhiều nhà vườn tin dùng

Đối với thuốc hoá học, vào đầu mùa mưa, bà con sử dụng thuốc Wellof 3 G tương tự như biện pháp sinh học, sau đó sử dụng thuốc Manozeb 80WP với hàm lượng 20g/gốc.

Vào giữa mùa mưa, bà con tiếp tục sử dụng thuốc Wellof 3 G như lần một, kết hợp Bonny 4 SL và Simolex 720WP theo công thức (10 ml Bonny 4 SL + 15g Simolex 720WP)/5 lít nước/tưới cho 1 gốc. Cuối mùa mưa lại tiếp túc dùng thuốc Manozeb 80WP hàm lượng 20g/gốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Giữ màu xanh
    Mùa hè này chị có về với tụi em không? Mấy đứa tới trường, mà chúng chẳng có dép, với cả quần áo cũng không. Tụi nó mong có đồ để được đến lớp. Và mong nhất là được gặp chị đó.
  • Giáng sinh ấm áp với sách Kim Đồng
    Chào đón mùa Giáng sinh năm nay, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới đa dạng về thể loại, giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin thú vị về lễ Giáng sinh, những cuốn sách ấm áp về tình yêu thương, sự sẻ chia, hàn gắn, cùng nhiều cuốn sách kiến thức mới lạ, bất ngờ về thế giới xung quanh.
  • Phim lịch sử Việt Nam: Sợ hãi, ngại ngần ngăn cản sáng tạo
    Dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam từng ghi dấu những cái tên đã trở thành biểu tượng như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973), Sao tháng Tám (1976), Bao giờ cho tới Tháng Mười (1984), Hà Nội mùa đông năm 46 (1997),… hay những bộ phim gây được tiếng vang trong thời gian gần đây như Đừng đốt (2009), Long Thành cầm giả ca (2010), Mùi cỏ cháy (2012), Những người viết huyền thoại (2013), Đào, phở và piano (2023)… Nhưng những tác phẩm thể loại lịch sử ấn tượng tiếp theo dường như vẫn mắc kẹt đâu đó trong giấc mộng của những nhà làm phim khi bị bủa vây bởi muôn vàn nỗi sợ và thách thức từ kịch bản, kinh tế, chính sách, tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ
    Sáng 21/12, Lễ mít tinh Tiếp cận y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh, chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 5.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
  • Ấm tình người dân vùng biên huyện Bảo Lạc từ nghĩa cử cao đẹp của người Việt xa xứ
    Thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi cơn bão số 3 gây ra thiệt hại rất lớn đến đời sống của người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), bên cạnh sự hỗ trợ khắc phục hậu quả của chính quyền các cấp, người dân địa phương đã nhận được sự sẻ chia từ nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trong đó, đáng kể là tấm lòng của anh Đoàn Quý, một người Việt đang sinh sống và làm việc tại Canada.
Đừng bỏ lỡ
Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ ở cây có múi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO