Phố Phù Đổng Thiên Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

13/06/2018 08:15

Phố Phù Đổng Thiên Vương bắt đầu từ phố Trần Xuân Soạn đến phố Hòa Mã.

Phố Phù Đổng Thiên Vương dài 168m, rộng 6m.

Phố Phù Đổng Thiên Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Hành Nộn, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này nhập vào thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn (tên mới của tổng Hậu Nghiêm).

Nay thuộc phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng.

Thời Pháp thuộc, đây là phố Pét-ca-do (rue Pescadores). Tên hiện nay được đặt từ sau cách mạng.

Phù Đổng Thiên Vương là một nhân vật truyền thuyết, thường được gọi là Thánh Gióng, quê ở làng Gióng tức Phù Đổng, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tục truyền thời Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân xâm lấn nước ta. Vua cho sứ giả đi tìm người đẹp. Thánh Gióng khi đó đã lên ba tuổi mà chưa biết nói, bỗng vụt ngồi dậy nói với mẹ ra mời sứ giả vào. Chàng xin đúc cho một con ngựa sắt, một roi sắt, một giáp sắt. Khi có những thứ đó, chàng vươn vai đứng dậy, người to lớn hẳn lên, rồi mặc giáp, cầm roi nhảy lên ngựa đi phá giặc. Giặc tan, chàng phi ngựa lên núi Sóc (nay thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội), cởi bỏ áo giáp lại rồi bay lên trời.

Thánh Gióng là một hình tượng nhân vật anh hùng chống ngoại xâm kỳ vĩ thời cổ của nước ta. Hàng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch, dân làng Gióng lại mở hội, diễn lại tích đánh giặc Ân. Đền thờ chính ở làng Phù Đổng (Gia Lâm) và Phù Ninh (Sóc Sơn).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Đối mặt”: Thấm đượm lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu và nghị lực người chiến sĩ Công an
    Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội đầu tư hơn 383 tỷ đồng thực hiện dự án chống ngập cục bộ
    Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giảm thiểu úng ngập cục bộ, cải thiện môi trường sống và từng bước nâng cao khả năng chống chịu hạ tầng kỹ thuật của khu vực nội đô Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thời gian thực hiện trong năm 2025 - 2026.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
Đừng bỏ lỡ
Phố Phù Đổng Thiên Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO