Phố Nguyễn Quang Bích, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

14/04/2018 14:41

Phố Nguyễn Quang Bích bắt đầu từ phố Phùng Hưng thông ra phố Nguyễn Văn Tố.

Phố Nguyễn Quang Bích dài 120m, rộng 6m.

Phố Nguyễn Quang Bích, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Yên Trung thượng, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi thành tổng Vĩnh Xương) huyện Thọ Xương cũ.

Thời Pháp thuộc là đường số 114 (voie N0114), năm 1928 được đặt tên là phố Phạm Phú Thứ, năm 1945 vẫn giữ nguyên tên Phạm Phú Thứ, năm 1949 đổi thành phố Hội Tin Lành, năm 1951 chia làm 2 phố:

- Từ Henri d’Orléans (phố Phùng Hưng) đến phố Nguyễn Trãi (phố Nguyễn Văn Tố) được giữ nguyên tên Phạm Phú Thứ (nay là Nguyễn Quang Bích).

- Từ phố Nguyễn Trãi (phố Nguyễn Văn Tố) trở xuống được đặt tên là phố Hội Tin Lành.

Phố này có ngôi nhà số 11 nguyên là trụ sở báo Thế giới, cơ quan của Đoàn Thanh niên dân chủ, đồng thời là nơi làm việc của Xứ ủy Bắc Kỳ trong thời gian 1937-1939 (khi đó ngôi nhà này còn mang biển số nhà 14 Phạm Phú Thứ).

Nguyễn Quang Bích (1832-1890) người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1869, ông đỗ đình nguyên hoàng giáp. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ (1882), ông đang làm Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa (nay là khu vực phía tây của tỉnh Phú Thọ). Tháng 4/1884 Pháp đánh đến đây. Liệu thế không giữ nổi, ông rút về vùng núi huyện Cẩm Khê tổ chức kháng chiến. Nghĩa quân Nguyễn Quang Bích (trong số này có khá nhiều đồng bào các dân tộc Mường, Thái...) đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Tháng 9/1889 thực dân Pháp đánh vào vùng Quế Sơn (huyện Yên Lập) là nơi Nguyễn Quang Bích đóng quân. Nhưng chúng đã bị thất bại nặng nề. Sau chiến thắng đó, quân ta chuẩn bị một cuộc tấn công mới về phía đồng bằng. Nhưng tới đầu năm 1890, Nguyễn Quang Bích đột nhiên chuyển bệnh rồi từ trần tại núi Tôn Sơn là căn cứ mới của nghĩa quân thuộc xã Mộ Xuân (huyện Yên Lập, Phú Thọ).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Quang Bích, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO