Phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, Hà Nội

07/03/2018 12:37

Phố Nguyễn Biểu bắt đầu từ phố Trấn Vũ ven bờ nam hồ Trúc Bạch, cắt ngang qua phố Quán Thánh đến phố Phan Đình Phùng

Phố Nguyễn Biểu dài 247m, rộng 8m.

Phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, Hà Nội

Đây nguyên là đất thôn Tân Yên tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Châu Long thành thôn Châu Yên.

Thời Pháp thuộc (1928) đây là phố anh em Snây-đe (rue des Frères Schneider). Schneider là một nhà xuất bản tư nhân và là giám đốc Thư viện phổ biến khoa học kỹ thuật ở Bắc Kỳ. Năm 1916 Schneider ký với quyền Thống sứ Bắc Kỳ một hợp đồng về việc xuất bản tại Bắc Kỳ 4 ấn phẩm: Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Công thị báo, Pháp - Việt dân báo. Theo quy định của chính quyền thuộc địa tất cả các Thống đốc, Tuần phủ, Án sát, Tri phủ, Tri huyện đều phải đặt mua Đông Dương tạp chí vì mỗi số của loại tạp chí này đều có phụ trương in các văn bản chính thức đã được dịch ra chữ Quốc ngữ, ngoài ra còn cung cấp nhiều kiến thức về văn học, khoa học giáo dục và thực hành tiếng Pháp...

Năm 1945 đổi tên thành phố Nguyễn Biểu.

Nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, nay là xã Đức Diên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết mất năm 1413. Ông đỗ thái học sinh (tiến sĩ), đời Trần Trùng Quang làm chức ngự sử. Năm 1413, tướng nhà Minh là Trương Phụ đánh tới Nghệ An. Vua Trùng Quang chạy vào Hóa Châu sai Nguyễn Biểu đến trại giặc giảng hòa. Để thử tinh thân ông, Phụ thết cỗ đầu người. Ông khoét ngay hai con mắt, chấm vào dấm rồi nuốt, lại làm một bài thơ nói về việc này, ý nói đầu giặc Minh là một đồ nhắm được! Ông đề xuất vấn đề công nhận vua Trần. Trương Phụ không nghe, ông trở về. Do bọn gian thần tâu hót, Phụ sai lính đuổi bắt ông lại. Ông sỉ mắng Trương Phụ. Tên tướng giặc này liền ra lệnh trói ông vào cột ở chân cầu sông Lam để nước thủy triều dâng lên dìm chết ông.

(0) Bình luận
  • Hà Nội đã chi 220,87 tỷ đồng hỗ trợ, đảm bảo đời sống nhân dân sau bão số 3
    “Toàn bộ hệ thống chính trị từ Thành phố đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã đã chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Thành phố đã chi 220,87 tỷ đồng để hỗ trợ, đảm bảo đời sống Nhân dân sau bão số 3” - ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội, khẳng định.
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”, Triển lãm diễn ra từ ngày 4 đến 14/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
  • Hà Nội tri ân, tôn vinh những người trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 3/10, Thành uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an Nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp.
  • Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình”
    Thông tin từ Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, cho biết, ngày 2/10, UBND quận đã ban hành văn bản Thông báo điều chỉnh thời gian hoạt động của các Không gian đi bộ trên địa bàn từ ngày 4 - 6/10/2024 để phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình” - sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Nam Từ Liêm: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức
    Theo Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 9 tháng năm 2024 của UBND quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội), đến nay, quận đã chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đặc biệt đã tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Phát triển Thủ đô từ “tư duy sáng tạo” trong cải cách thủ tục hành chính
    Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị ngày 24/5 nhấn mạnh, trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô cần có “tư duy mới, tầm nhìn mới”, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại. Thực tế cho thấy Hà Nội đã, đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo, đặc biệt có công tác cải cách hành chính và minh chứng Hà Nội chuẩn bị ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cho những mùa thu tươi thắm mãi
    “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về” - ca khúc như một lời tiên đoán của nhạc sĩ Văn Cao đã trở thành hình ảnh hiện thực mang lại rung cảm mãnh liệt trong ngày tiếp quản Thủ đô mùa thu 10/10/1954 của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội. Hình ảnh ấy mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc và ở lại trong trái tim mỗi người dân Thủ đô và cả nước.
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội bước vào thời gian cao điểm với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa
    “Từ nay đến ngày 10/10/2024, trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ bước vào giai đoạn cao điểm với nhiều hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai, cho biết tại Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức, chiều 3/10.
  • Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội trong quý IV năm 2024
    Theo đồng chí Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội, từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, nỗ lực hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu đã được Hà Nội đặt ra trong năm 2024. Trong đó việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là 1 nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố.
  • Hà Nội đã chi 220,87 tỷ đồng hỗ trợ, đảm bảo đời sống nhân dân sau bão số 3
    “Toàn bộ hệ thống chính trị từ Thành phố đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã đã chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Thành phố đã chi 220,87 tỷ đồng để hỗ trợ, đảm bảo đời sống Nhân dân sau bão số 3” - ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội, khẳng định.
  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch thuộc ô B3-1 tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) thành đất y tế
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 5026/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S5 tại khu đất chức năng đất đơn vị ở (đất ở đô thị) thuộc ô quy hoạch B3-1 tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO