Phố Ngô Thì Nhậm, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

30/10/2017 08:27

Từ phố Hàm Long đến phố Nguyễn Công Trứ, cắt ngang qua phố Lê Văn Hưu, Trần Xuân Soạn, Hòa Mã.


Phố Ngô Thì Nhậm dài 595m, rộng 10m.

Phố Ngô Thì Nhậm, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là địa phận các thôn Hàm Châu, Tràng Khánh, Hành Môn và Yên Nội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, tổng này đổi là tổng Thanh Nhàn và các thôn Hàm Châu, Tràng Khánh nhập lại thành thôn Hàm Khánh; thôn Hành Môn thì nhập với một số thôn khác thành thôn Hương Viên, còn Yên Hội thì nhập với Cảm Ứng thành thôn Cảm Hội.

Thời Pháp thuộc, từ năm 1928 có tên là phố Giắc-canh (rue Jacquin). Năm 1945 đổi tên thành phố Kinh Dương Vương, năm 1949 đổi thành phố Ngô Thời Nhiệm, năm 1951 đổi lại thành tên Ngôi Thời Nhậm. Nay đoạn đầu thuộc phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, đoạn sau thuộc phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng.

Ngôi Thì Nhậm (1746-1803) thường bị đọc chệch Ngô Thời Nhiệm, do tránh tên húy vua Tự Đức, là người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 29 tuổi, ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, trong năm năm, đã được thăng tới chức Công bộ hữu thị lang. Nhưng tới 1782, ông bị phe Trịnh Khải khủng bố, phải lánh về vùng Sơn Nam (Nam Định cũ) nấn ná tới 6 năm. Khu vua Quang Trung ra Bắc, ông được bạn bè tiến cử, vua Quang Trung tin dùng, từng cho phụ tá Ngô Văn Sở giữ thành Thăng Long.

Năm 1788, quân Thanh sang xâm lược nước ta. Ngô Thì Nhậm đã bàn cùng Ngô Văn Sở rút quân về giữ đèo Tam Điệp để bảo toàn lực lượng và chờ đại quân của Quang Trung. Chủ trương này được vua Quang Trung khen ngợi.

Sau đó, ông phụ trách việc giao thiệp với triều đình Thanh. Hầu hết thư tín giấy tờ qua lại giữa hai nước đều do ông thảo ra. Năm 1793, ông đi sứ nhà Thanh báo tang vua Quang Trung.

Khi Tây Sơn đổ, ông bị Gia Long bắt giam ở Huế rồi lại giải trở ra Thăng Long (lúc này gọi là Bắc thành) đem đánh đòn ở sân nhà Văn Miếu cùng Phan Huy Ích và Nguyên Gia Phan. Đó là vào tháng 2 năm Quý Hợi (1803). Do trước đây ông khinh ghét Đặng Trần Thường nên lúc này, Trần Thường làm chức quan đứng hàng thứ hai ở Bắc thành (sau Nguyễn Văn Thành) đã sai lính đánh ông đến trọng thương. Về nhà vài hôm thì ông mất.

Ngô Thì Nhậm là một nhà văn hóa lớn của nước ta thời đó, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị văn, thơ, lịch sử, triết học, ngoại giao...

Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sáng ngày 18/6/1945, tại góc phố này gặp phố Lê Văn Hưu, đội Danh dự của Thành bộ Việt Minh đã bắn chết tên Hoàng Sĩ Nhu là một tên tay sau đắc lực của phát xít Nhật hồi đó.

(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử "tinh hoa" qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Phố Ngô Thì Nhậm, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO