Phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

09/10/2017 14:31

Từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn.

Phố Nam Ngư dài 204m, rộng 6m.

Phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đây nguyên là đất thôn Nam Môn Thị Hoa Ngư (có thể hiểu nghĩa là thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam) thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, khi tổng này đã đổi ra là tổng Vĩnh Xương thì thôn đó cũng đổi gọi là thôn Nam Ngư.

Thời Pháp thuộc, phố này có tên là ngõ Nam Ngư (ruelle Nam Ngư).

Nay thuộc phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.

Có thể ngày trước thôn này có hồ nuôi cá, hoặc có nhiều người làm nghề bán cá. Theo tài liệu chữ viết còn lại đến nay thì thời Lê đây là một phường có nghề sơn, vừa chuyên bán sơn ta, vừa làm các hàng sơn. Gia phả họ Đào ở làng Thọ Vực (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) còn ghi rằng có một người họ này tên là Thúc Kiên, ra Thăng Long ở tại phường Nam Ngư làm nghề sơn dầu, rất nổi tiếng, được trưng tập vào trang trí cung vua. Con gái ông là cô Nhiễu cũng theo vào đó có thể giúp đỡ cha. Thái tử Duy Tường thấy cô gái xinh đẹp, lấy làm vợ. Về sau Duy Tường làm vua tức Lê Thuần Tông (1732 - 1735). Con của cô Nhiễu là Duy Diêu sau làm vua tức Lê Hiển Tông (1740-1786). Đình thôn Nam Ngư ở số nhà 48, đình thờ thần Bạch Mã, Linh Lang và hai người khác có duệ hiệu là Trần Quốc Công và Cường Quốc Công (không rõ lai lịch).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • TP Hồ Chí Minh công bố, trưng bày 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời trưng bày 50 tác phẩm tiêu biểu này tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 26/4/2025.
  • ​Gần 2.000 cơ hội việc làm tại ngày hội tư vấn, giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm
    Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Các phiên giao dịch việc làm và ngày hội tuyển dụng được tổ chức liên tục, mở ra hàng nghìn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển bền vững.
  • Đặc sắc triển lãm, chiếu phim “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”
    Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chương trình triển lãm và chiếu phim với chủ đề “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh” đã khai mạc tối 26/4 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
Phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO