Phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

05/10/2017 10:04

Từ đê sông Hồng (dốc Vĩnh Tuy) đến ngã tư Trung Hiền (cuối phố Bạch Mai).

Phố Minh Khai dài 3.712m, rộng 7-8m.

Phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phố Minh Khai nguyên là một đoạn của tòa thành đất vòng ngoài bao quanh kinh thành Thăng Long xưa. Tại đây có ngôi chùa Hưng Ký làm xong vào năm 1933 là một kiến trúc Phật giáo tiêu biểu ở giai đoạn chót trước Cách mạng tháng Tám, đáng chú ý nhất là các họa tiết và các câu đối toàn bằng sứ tráng men ngũ sắc.

Phố này, thời Pháp thuộc, phần phía tây gọi là Hưng Ký (lấy tên nhà tư sản Hưng Ký có một dãy nhà cho thuê ở đó), phần phía đông là phố Mai Động (lấy tên làng sở tại). Trong đợt đổi tên phố tháng 6/1964, ta đã hợp hai phố lại và đặt tên như hiện nay.

Nay thuộc các phường Vĩnh Tuy, Thanh Lương, Minh Khai, Trương Định, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941), lúc nhỏ tên là Vịnh, sinh tại thành phố Vinh. Ông cụ thân sinh vốn quê ở thôn Quan Nhân (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân - Hà Nội). Nhưng vào Vinh làm công chức và lập gia đình luôn tại thành phố này.

Bà là một học sinh xuất sắc của trường nữ học Vinh. Năm 1927, tham gia Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1930 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương phụ trách tuyên truyền huấn luyện ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy. Mùa hè năm 1930, được cử sang Hương Cảng (Trung Quốc) công tác tại Văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế cộng sản. Nhưng vào mùa hè năm sau (1931) bị mật thám Anh bắt trao cho chính quyền Quốc dân đảng tỉnh Quảng Đông. Bị giam cầm trên 3 năm, mãi đến 1934, do Hội Cứu tế đỏ can thiệp, bà mới được trả tự do. Cuối năm 1934, được Ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước cử vào đại biểu Đảng đi dự Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva. Đoàn gồm 3 người: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai.

Trong những ngày còn ở Thượng Hải, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã kết hôn. Sau đó từ Thượng Hải, đoàn đáp tàu thủy sang Vla-đi-vô-xtốc rồi về Matxcơva. Tháng 7/1935, đại hội khai mạc, Minh Khai, với bí danh là Phan Lan, đã đọc tham luận “Vai trò phụ nữ Đông Dương tham gia đấu tranh cách mạng”. Sau đại hội, bà vào học trường Đại học phương Đông. Tháng 3/1936, bà về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ và phụ trách Bí thư thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng các đồng chí lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939. Bà đã có những đóng góp lớn trong việc lãnh đạo phong trào công nhân, phụ nữ và đấu tranh chống tư tưởng tả khuynh. Ít lâu sau, Lê Hồng Phong cũng về nước. Cho tới mùa hè 1938 Lê Hồng Phong bị mật thám bắt, và ngày 30/7/1940 thì đến lượt Nguyễn Thị Minh Khai sa vào tay giặc. Sau gần một năm giam cầm tra tấn mà không moi được bí mật nào, kẻ thù đã đem bà ra xử bắn tại Hóc Môn vào ngày 28/8/1941, khi đó bà mới qua tuổi ba mươi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Hà Nội tiên phong tích hợp thủ tục hành chính trong Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
    Các thủ tục hành chính trong Đảng đã được số hóa và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đây là bước đi đột phá, thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu của Thành phố Hà Nội trong triển khai chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số trong toàn hệ thống chính trị.
  • Hà Nội: Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo số 1639/ TB-SGĐT về việc công khai tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đừng bỏ lỡ
Phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO