Phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

18/09/2017 10:07

Phố Lê Văn Thiêm dài 700m, rộng 8m. Từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Huy Tưởng (số nhà 27).

Phố Lê Văn Thiêm dài 700m, rộng 8m.

Phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Huy Tưởng (số nhà 27).

Nay thuộc phường Nhân Chính và Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Tên phố mới đặt tháng 12/2006.

Giáo sư Lê Văn Thiêm (1918 - 1991), quê ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa bảng.

Năm 1938, ông theo học lớp Lý - Hóa - Sinh tại Đại học Đông Dương. Năm 1939 với thành tích học tập xuất sắc đỗ thứ nhì kỳ thi Phân chuyên ban, ông được nhận học bổng sang Pháp du học.

Năm 1941, ông là người Việt Nam đầu tiên thi đỗ vào trường Ecole Normale Supérieure de Paris - trường hàng đầu của nước Pháp trong việc đào tạo các nhà khoa học. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được học vị Tiến sĩ quốc gia về Toán, học vị cao nhất của nước Pháp 9nawm 1948), cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở châu Âu (Đại học Bách khoa Zurich, Thụy Sĩ năm 1949).

Theo lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 12/1949 ông về nước tham gia kháng chiến và công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ. Tháng 4/1950, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông được Chính phủ điều động ra Việt Bắc nhận trọng trách thành lập Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp và là Hiệu trưởng của hai trường này.

Từ năm 1954, ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm khoa học Hà Nội.

Từ năm 1957 - 1970, ông giữ chức Hiệu phó Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhiều năm kiêm chủ nhiệm khoa Toán. Ông đã có đóng góp lớn tỏng việc thành lập Viện Toán học và là Viện trưởng đầu tiên (từ năm 1970 đến năm 1980). Giáo sư Lê Văn Thiêm đã có công tạo dựng một trung tâm nghiên cứu toán học đầu ngành của nước ta và có uy tín hàng đầu của cả khu vực.

Từ năm 1980 - 1991, ông công tác tại Phân viện Khoa học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những công trình nghiên cứu của ông về toán học, việc phát triển lý thuyết phân phối giá trị của các hàm phân hình đã được công nhận trong nước và quốc tế. Ông còn là tác giả của trên 30 công trình nghiên cứu toán lý, đăng trên tạp chí khoa học nhiều nước như Liên Xô, Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Thụy Điển, Đức, Ba Lan... Nhiều công trình của ông đã phục vụ cho giao thông thời chiến, các công trình thủy điện và quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long...

Giáo sư Lê Văn Thiêm là đại biểu Quốc hội khóa II và III, đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp nghiên cứu nguyên tử Đupna - Liên Xô (năm 1956 - 1980), Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Huân chương Độc lập hạng Nhất, vinh dự cao quý mà ít nhà khoa học đạt được.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Trịnh cuối" - đêm nhạc kể chuyện nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Sau 6 năm kể từ đêm nhạc "Nguyệt hạ 2" trên sân khấu L’Espace, nghệ sĩ Giang Trang cùng các nghệ sĩ trẻ trở lại với dự án âm nhạc Trịnh Công Sơn theo một sắc thái mới mang tên "Trịnh cuối".
  • Vân vi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Vân vi của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Triển lãm gốm “Dáng xuân 2025 – Bắc Nam hội tụ”
    Triển lãm "Dáng xuân 2025 - Bắc Nam hội tụ" đang diễn ra tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật (số 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), thu hút số đông du khách cùng các nghệ sĩ và công chúng Thủ đô tới tham quan, khám phá nét đẹp của gốm Việt. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 22/2.
  • Mô hình “trường học điện tử” góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục Long Biên
    Để góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục, nhiều năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND quận, ngành Giáo dục quận Long Biên đã đi đầu trong triển khai thực hiện mô hình “Trường học điện tử"; nay là “Trường học chuyển đổi số” nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và dạy học trong toàn ngành GD&ĐT quận Long Biên.
  • Quận Ba Đình triển khai tập huấn cho gần 3000 cán bộ, giáo viên, nhân viên
    Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội cho thấy: 78,3% giáo viên và cán bộ sử dụng công nghệ hàng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO