Phố Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

14/09/2017 15:17

Phố Lê Trực dài 192m, rộng 10m. Từ phố Sơn Tây đến phố Nguyễn Thái Học.


Phố Lê Trực dài 192m, rộng 10m.

Phố Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từ phố Sơn Tây đến phố Nguyễn Thái Học.

Đây nguyên là đất khu đồn Hữu Quân thuộc địa phận thôn Thanh Ninh, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.

Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Phụ Bảo thành ra thôn Thanh Bảo. Cửa ô Thanh Bảo ở vào chỗ nay là đoạn cuối phố Nguyễn Thái Học, chỗ ngã ba Sơn Tây. Còn chùa thôn Thanh Ninh cũ thì nay là khu nhà số 1 phố Lê Trực, còn gọi là chùa Am Cây Đề. Tên chùa xuất hiện năm Cảnh Hưng 7 đời vua Lê Hiển Tông (1746) khi một viên quan họ Trịnh cho xây dựng một am nhỏ dưới gốc cây bồ đề trước cửa chùa. Chùa đã được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạnh di tích nghệ thuật năm 1981.

Thời Pháp thuộc năm 1931 gọi là phố Tướng Lơ-bơ-loa (rue Général Lebloie). Năm 1945 đổi thành phố Nguyễn Hữu Huân, năm 1951 lấy lại tên phố Lê Trực.

Nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Trong những năm tháng chống Mỹ, ngày 19/5/1967, để lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật lần thứ 77 của Bác Hồ kính yêu, quân dân Hà Nội đã hạ 10 máy bay địch, có 1 chiếc rơi ngay trên vỉa hè phố này (đầu phố có gắn bia kỷ niệm).

Lê Trực người làng Thanh Thủy, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Năm 1982, ông đang là Đề đốc Hà Nội khi Pháp đánh thành, ông không giữ được cửa Tây phải rút chạy lên Sơn Tây nên bị cách chức.

Ngày 5/7/1885, kinh dô Huế bị Pháp chiếm, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra Hà Tĩnh, xuống chiếu Cần vương, kêu gọi sĩ phu và nhân dân đánh giặc Pháp. Lê Trực triệu tập nghĩa binh khởi nghĩa ở vùng Quảng Bình.

Sau đó bị giặc đánh ráo riết, ông chạy ra Hà Tĩnh. Ở đây, ông hợp sức với Tôn Thất Đàm (con trai cả Tôn Thất Thuyết) tiếp tục kháng chiến... Cho tới ngày vua Ham Nghi bị bắt (20/9/1888), thấy bất lực, ông giải tán nghĩa binh, lui về sống ẩn ở quê nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO