Phố Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.

07/09/2017 16:33

Phố Lê Hồng Phong dài 730m, rộng 12m. Từ đường Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ đến phố Ngọc Hà, cắt ngang qua các phố Chu Văn An, Hùng Vương, Ông Ích Khiêm.


Phố Lê Hồng Phong dài 730m, rộng 12m.

Phố Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từ đường Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ đến phố Ngọc Hà, cắt ngang qua các phố Chu Văn An, Hùng Vương, Ông Ích Khiêm.

Đây nguyên là phần đất ở trong khu nội thành của thành Thăng Long (đời Nguyễn). Đối chiếu bản đồ Hà Nội 1873 thì phố này trùng với con đường đi ngang qua cửa Võ Miếu.

Thời Pháp thuộc là đường số 60 (voie N060) năm 1909 được đặt tên là đại lộ Giô-va-ni-ne-li (boulevard Giovaninelly). Sau cách mạng đổi là phố Tôn Trung Sơn. Thời tạm chiếm đổi là phố Tôn Thất Thuyết. Tên hiện nay được đặt say ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Lê Hồng Phong (1902 - 1942) tên thật là Lê Huy Doãn, người làng Thông Lạng nay là xã Thông Hưng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông thoát ly gia đình từ năm 1924 sang Thái Lan rồi đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông được Bác Hồ giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng Phố. Sau khi tốt nghiệp lục quân, ông lại được Bác giới thiệu sang Liên Xô học trường không quân ở Lê-nin-grát... Năm 1932, với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, Ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước (còn gọi là Ban lãnh đạo hải ngoại) được thành lập do ông phụ trách để khôi phục và thống nhất phong trào cách mạng trong nước vừa bị tổn thất nặng sau cuộc khủng bố của thực dân Pháp trong những năm 1930 - 1931.

Giữa năm 1935, ông được cử làm trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương sang dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 ở Mát-xcơ-va. Trong thời gian ông đang họp thì ở Ma Cao (Trung Quốc), Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3/1935) đã bầu ông vào Ban chấp hành Trung ương giữ cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1936 ông về Trung Quốc (tháng 7/1936) triệu tập hội nghị Trung ương mở đầu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ Mặt trận dân chủ. Cuối năm 1937, ông về Sài Gòn cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào cả nước. Nhưng tới giữa năm 1938, ông bị địch bắt. Không khai thác được gì, chúng đã khép ông vào tội mang căn cước giả để kết án 10 tháng tù. Mùa thu 1939, hết hạn tù, địch đưa về quản thúc ở quê. Nhưng hơn 1 tháng sau, chúng bắt lại (ngày 29/9/1939) rồi đày ra Côn Đảo. Chế độ hà khắc của nhà tù đã khiến ông bị ốm nặng và qua đời ngày 5/9/1942.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Phố Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO